Dược sĩ có được kê đơn thuốc không? Những quy định cần biết

Trong bối cảnh hiện nay thì dược phẩm là điều thiết yếu, có vai trò quan trọng trong việc điều trị và hỗ trợ bệnh cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, “Dược sĩ có được kê đơn thuốc không?” là chủ đề mà cả người sử dụng thuốc và những người làm nghề dược đề thắc mắc. Và nếu dược sĩ được phép kê đơn thì có tuân theo quy định gì hay không? Bài biết bên dưới chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này.

1. Đơn thuốc có vai trò gì trong việc điều trị bệnh

Đối với mỗi người bệnh thì đơn thuốc có vai trò rất quan trọng chứ không đơn giản chỉ là “1 tờ giấy”. Đơn thuốc giúp ghi lại tên loại thuốc, số lượng thuốc, liều sử dụng, hướng dẫn sử dụng,… cho bệnh nhân. Đối với các bệnh nhân điều trị ngoại trú thì đơn thuốc sẽ là lộ trình điều trị của họ. Và đơn thuốc phải được kê bởi những người có đủ khả năng, trình độ và bằng cấp Y dược.

Đơn thuốc có vai trò gì?

Đơn thuốc có vai trò gì?

Vai trò cụ thể của đơn thuốc là:

  • Đơn thuốc giúp vạch ra lộ trình điều trị rõ ràng: Mỗi đơn thuốc sẽ là 1 lộ trình giúp điều trị và theo dõi chính xác nhất về tình trạng bệnh lý, cách sử dụng, chỉ định liều dùng,… cho bệnh nhân. Người bệnh chỉ cần làm theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ theo đơn thuốc, từ liều lượng, cách dùng đến cả lịch tái khám định kỳ.
  • Đơn thuốc giúp đánh giá tình trạng điều trị bệnh: Thông qua đơn thuốc, các bác sĩ có thể nhìn nhận và đánh giá được mức độ hiệu quả của thuốc và biết được tình trạng bệnh ký hiện tại của bệnh nhân.
  • Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh: Bệnh nhân có thể mua thuốc theo toa ngay tại bệnh viện và điều trị tại nhà nếu được phép, thay vì phải tốn một khoảng thời gian và chi phí như viện phí, phí dịch vụ, đi lại,… Nhờ vậy mà còn giúp giảm thiểu tình trạng quá tải bệnh nhân cho bệnh viện. Giúp bệnh viện sẵn sàng có đủ điều kiện để tiếp nhận những ca nặng khác cần được chữa trị kịp thời.
  • Đơn thuốc là tiền đề để chẩn đoán bệnh lý: Mỗi lần tái khám sau này, đơn thuốc sẽ là tiền đề giúp các bác sĩ tái khám sau biết được tình trạng bệnh lý của bệnh nhân cũng như lộ trình điều trị của bệnh nhân như thế nào, những ghi nhận trước đó của bệnh nhân ra sao,… và đưa ra phương pháp tiếp theo cho lộ trình khám chữa bệnh.

2. Những quy định về đối tượng kê đơn thuốc

Đối với những bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện sẽ được sự quan tâm, chăm sóc và hướng dẫn từ y tá, điều dưỡng. Nhưng đối với những bệnh nhận được điều trị ngoại trú thì rất cần đến đơn thuốc của bác sĩ kê. Sau đây là những quy định về đối tượng được phép kê đơn thuốc cho các bệnh nhận điều trị ngoại trú theo quy định tại Điều 3, Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn – Quyết định số 18472003/QĐ-BYT ngày 28/5/2003:

– Đối với người kê đơn thuốc:

Là người đang làm việc tại cơ sở của nhà nước và phải có văn bằng tốt nghiệp ngành Dược, đại học Y khoa, được phân công bởi người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh.

Là người đang làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, dân lập, bán công hoặc có vốn đầu tư nước ngoài(Ngoài công lập) và phải đáp ứng đủ các điều kiện khám chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật về Hành nghề y và dược tư nhân, cũng như đáp ứng đầy đủ các văn bản quy định pháp luật liên quan. Là người được phân công khám chữa bệnh bởi người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh đó.

– Đối với nơi chưa có đủ cán bộ Y tế

Các vùng hải đảo, vùng cao, vùng núi sâu của một số tỉnh thành nếu chưa có đủ đội ngũ y tế thì sẽ được Sở Y tế có công văn uỷ quyền cho Giám đốc trung tâm y tế để chỉ định người kê đơn thuốc phù hợp với địa phương.

– Đối với người bán thuốc: 

Người bán thuốc phải tuân theo quy định hiện hành về hướng dẫn hành nghề Dược của Bộ Y tế ban hành.

* Có thể bạn quan tâm >>> Danh mục thuốc kê đơn

3. Dược sĩ có được kê đơn thuốc không?

Dược sĩ có kê đơn thuốc được không?

Dược sĩ có kê đơn thuốc được không?

Theo quy định thì Dược sĩ có vai trò tham gia nghiên cứu để phát triển các sản phẩm thuốc, kiểm tra và sàng lọc các sản phẩm thuốc kém chất lượng. Và bán thuốc theo toa được bác sĩ kê sẳn và hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng cho bệnh nhân.

Những người có khả năng kê đơn thuốc theo đúng quy định là: Bác sĩ (Bác sĩ phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh và được đăng ký hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật về Luật khám, chữa bệnh) và Y sĩ (Y sĩ phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh và được đăng ký hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh theo quy định pháp luật).

Trong trường hợp Dược sĩ có Văn bằng 2 về ngành Y sĩ, đồng thời có giấy đăng ký chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định của Bộ Y tế thì sẽ có thể thực hiện kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú trong phạm vi được phép.

Vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Dược sĩ có được kê đơn thuốc không?” là Không. Trừ khi Dược sĩ đó phải có Văn bằng 2 về ngành Y sĩ, và chứng chỉ hành nghề đúng quy định của Bộ Y tế thì mới được kê đơn thuốc cho bệnh nhân.