Giải đáp: Quầy thuốc có được bán thuốc kê đơn không?

Việc phân biệt giữa thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm,… là tiền đề để chúng ta chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ đúng cách nhất/ an toàn nhất. Song với đó, việc “quầy thuốc có được bán thuốc kê đơn không?” cũng là quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là đối với các đối tượng kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc. Bài viết này sẽ tập trung giải đáp cho các bạn về vấn đề này, cũng như những trách nhiệm khi thực hiện bán thuốc kê đơn.

1. Quầy thuốc là gì?

Quầy thuốc là gì?

Quầy thuốc là gì?

Quầy thuốc là một loại hình kinh doanh thuốc và các loại dược phẩm liên quan đến vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Quầy thuốc được xem là một trong những cơ sở bán lẻ thuốc và dược phẩm, bên cạnh đó, cũng có các cơ sở kinh doanh tương tự khác gồm: nhà thuốc, tủ thuốc trạm Y tế,…

Tại các quầy thuốc, người mua thuốc sẽ có thể mua các loại thuốc theo toa của bác sĩ/ bệnh viện, hoặc mua các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ khác không cần kê đơn và các thực phẩm chức năng,…

2. Quầy thuốc có được bán thuốc kê đơn không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 37 tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP, cùng với Điểm b Khoản 1 Điều 48 của Luật Dược thì phạm vi kinh doanh của quầy thuốc được quy định cụ thể như sau:

  • Quầy thuốc được phép mua và bán thuốc thuộc phạm vi Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ các loại vacxin. Trường hợp nếu mua/ bán thuốc thuộc Danh mục thuốc phải kiểm soát và Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thì phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 34 của Luật Dược.
  • Đối với các quầy thuốc ở vùng núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội kho skhawn thì sẽ được phép mua/ bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ Y tế (Theo Khoản 1 Điều 37 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP)
Quầy thuốc có được bán thuốc kê đơn không

Quầy thuốc có được bán thuốc kê đơn không

Như vậy, theo luật Dược tại điều 48 và Khoản 1 Điều 37 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP thì tại các quầy thuốc không được phép bán các loại thuốc thuộc Danh mục thuốc kê đơn, chỉ được kinh doanh các sản phẩm thuộc Danh mục thuốc không kê đơn, Danh mục thuốc thiết yếu, ngoại trừ vacxin.

3. Các quyền và trách nhiệm của quầy thuốc

Quyền của quầy thuốc khi thực hiện kinh doanh, mua/ bán các thực phẩm thuốc không kê đơn được quy định như sau:

  • Quyền của quầy thuốc và các cơ sở kinh doanh thuốc lẻ được quy định tại các Điểm a, b, c và đ của Khoản 1 tại Điều 42 của Luật Dược.
  • Quyền được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật khi thực hiện kinh doanh dược phẩm.
  • Được thông tin và quảng cáo thuốc theo đúng quy định của pháp luật
  • Quyền mua và bán lẻ các loại thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu và các loại thuốc tại Danh mục thuốc không kê đơn, Trừ vacxin. Trong trường hợp mua/ bán các loại thuốc thuộc Danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thì phải được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 34 của Luật này. Riêng đối với cơ sở/ quầy thuốc tại các vùng núi cao; vùng hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép mua/ bán một số loại thuốc khác.
  • Tham gia và cấp/ phát thuốc của chương trình, dự án và bảo hiểm Y tế khi đáp ứng đúng nhu cầu và điều kiện của bảo hiểm/ chường trình hay dự án đó.
  • Người cấp phát thuốc (Có bằng Dược sĩ) được phép thay thế thuốc có trong đơn thuốc đã kê bằng một loại thuốc khác có cùng hoạt chất, liều dùng,… nhưng phải có sự đồng ý của người mua và phải có trách nhiệm về việc thay đổi thuốc này.
Quyền và trách nhiệm của quầy thuốc

Quyền và trách nhiệm của quầy thuốc

Trách nhiệm của quầy thuốc được quy định tại Khoản 2 Điều 42 như sau:

  • Phải có giấy chứng nhận Đur điều kiện kinh doanh dược phẩm
  • thu hồi thuốc và các nguyên liệu làm thuốc
  • Bồi thường các thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do các lỗi từ cơ sở
  • Chấp hành nghiêm các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cung ứng thuốc; các nguyên liệu làm thuốc khi có dịch bệnh, thiên tai, hiểm hoạ xảy ra.
  • Báo cáo cho bộ Y tế hoặc sở Y tế trong trường hợp tạm ngừng hoạt động từ 6 tháng trở lên, hoặc ngừng hoạt động kinh doanh hoàn toàn.
  • Thông báo và cập nhật các danh sách người có chứng chỉ hành nghề Dược đang hành nghề tại cơ sở.
  • Niêm yết và công khai các chứng chỉ hành nghề Dược, các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm
  • Báo cáo hằng năm theo các yêu cầu của cơ quan quản lý ngành dược.
  • Tuân thủ các quy định về việc mua/ bán các loại thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ
  • Niêm yết giá bán bằng đơn vị Việt nam đồng
  • Lưu trữ các chứng từ và tài liệu có liên quan về thuốc
  • Bảo quản thuốc và các nguyên liệu làm thuốc đúng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn mác/ bao bì sản phẩm
  • Ghi rõ ràng đầy đủ tên thuốc, hàm lượng, hạn sử dụng,… cho người bệnh trong các trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì của thuốc
  • Chỉ bán các loại thuốc kê đơn khi có đơn/ toa thuốc
  • Không được bán các nguyên liệu làm thuốc không phải là dược liệu.