Bác sĩ khuyên gì cho người hiến máu nhân đạo?

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp, qua mỗi lần hiến máu là bạn đã góp phần cứu 3 bệnh nhân trưởng thành, hoặc cứu sống rất nhiều trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc hiến máu nhân đạo cũng cần phải lưu ý một số điểm để không gây ảnh hưởng đến kết quả hiến tặng và sức khỏe người tặng. Dưới đây là lời khuyên của các sĩ dành cho các bạn hiến máu nhân đạo

Bác sĩ khuyên gì cho người hiến máu nhân đạo?

                                  Bác sĩ khuyên gì cho người hiến máu nhân đạo?

  1. Trước khi hiến máu nhân đạo, bạn nên:
  • Ăn nhẹ (không ăn thức ăn nhiều đường, nhiều mỡ) và uống nhiều nước (300 – 500ml) trước hiến máu.
  • loi-khuyen-cua-bac-si-cho-nguoi-hien-mau-nhan-dao-3
  • Đêm trước ngày hiến máu không thức khuya, ngủ đủ giấc.
  • loi-khuyen-cua-bac-si-cho-nguoi-hien-mau-nhan-dao-4
  • Mang theo CMND hoặc passport khi đi hiến máu.
  • loi-khuyen-cua-bac-si-cho-nguoi-hien-mau-nhan-dao-2

 

  1. Sau khi hiến máu nhân đạo, bạn nên:
  • Đè chặt miếng bông gòn nơi kim chích khoảng 10 phút, để miếng băng dính cá nhân trong 4 – 6 giờ mới bỏ đi.
  • Ăn đủ và uống nhiều nước 24 giờ sau hiến máu
  • Nằm hoặc ngồi nghỉ 10 phút tại điểm hiến máu và chỉ dời đi khi thấy thật sự thỏai mái.
  • Giữ chế độ ăn, uống, sinh hoạt bình thường.

 

  1. Không nên:
  • Uống sữa, rượu, bia trước khi hiến máu.
  • Không uống rượu, bia trong ngày đầu sau hiến máu.
  • Không lái xe đi xa, khuân vác, làm việc nặng hoặc tập thể thao gắng sức trong ngày lấy máu.

 

  1. Nếu phát hiện chảy máu tại nơi vết chích:
  • Giơ cao tay, lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dính.
  • Thay miếng bông và băng dính khác.

 

  1. Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn:nằm nghỉ đầu thấp, kê chân cao khoảng 10 – 15 phút.
  2. Nếu thấy vết chích bị sưng hoặc bầm tím: chườm lạnh

Với những lời khuyên về hiến máu nhân đạo như trên, giờ đây các bạn đã có thể tự tin thực hiện nghĩa cử cao đẹp của mình rồi nhé.

Internet