Những điều cần có của một nhân viên công tác xã hội là gì?

Bạn đã đang hoặc chuẩn bị tham gia về nghề công tác xã hội? Nhưng một câu hỏi vô cùng trừu tượng được đặt ra với là bạn là: những điều cần có của một nhân viên công tác xã hội là gì? Là quy điều? là phẩm chất tốt? là đạo đức tốt? đây cũng là những định nghĩa hết sức mơ hồ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày về những điều cần có của một nhân viên công tác xã hội một cách cụ thể nhất

Những điều cần có của một nhân viên công tác xã hội là gì?

Những điều cần có của một nhân viên công tác xã hội là gì?

Các tiêu chuẩn đạo đức chung của các nhân viên công tác xã hội được dựa trên Quy tắc Đạo đức Quốc tế dành cho nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp được IFSW thông qua vào năm 1976.

ISFW đưa ra Các tiêu chuẩn Đạo đức Quốc tế theo năm hạng mục chung:

– Các tiêu chuẩn chung về ứng xử đạo đức

– Các tiêu chuẩn công tác xã hội ứng xử với thân chủ

– Các tiêu chuẩn công tác xã hội ứng xử tại các cơ quan và các tổ chức

– Các tiêu chuẩn công tác xã hội ứng xử với các đồng nghiệp

– Các tiêu chuẩn ứng xử nghề nghiệp

Mục đích của các quy điều đạo đức trong ngành công tác xã hội là quy định các trách nhiệm và hành vi cần có ở nhân viên công tác xã hội với thân chủ của mình, với đồng nghiệp và với xã hội.

Vai trò và trách nhiệm của nhân viên xã hội: Phẩm chất, năng lực và trách nhiệm phù hợp với công việc. Luôn có ý thức rèn luyện khả năng và nâng cao trình độ chuyên môn. Rèn luyện trên 3 mặt : kiến thức, thái độ và kỹ năng. Liêm chính, luôn học tập để đổi mới chính mình.

Trách nhiệm đối với thân chủ: Thân chủ là mối quan tâm hàng đầu. Cố gắng hết sức để phát huy tối đa khả năng tự quyết của thân chủ. Đảm bảo sự riêng tư của thân chủ.

Trách nhiệm đối với thân chủ

Trách nhiệm đối với thân chủ

Trách nhiệm đối với đồng nghiệp: Tôn trọng, bình đẳng. Trách nhiệm liên đới với các thân chủ của đồng nghiệp.

Trách nhiệm đối với đồng nghiệp

Trách nhiệm đối với đồng nghiệp

Trách nhiệm đối với xã hội : nhân viên công tác xã hội làm việc vì lợi ích xã hội, thể hiện sự hòa hợp giữa các cấp độ giá trị : giá trị của xã hội, giá trị của nghề nghiệp, giá trị của cơ quan làm việc, giá trị của thân chủ và giá trị của chính mình.

Trách nhiệm đối với xã hội

Trách nhiệm đối với xã hội

Chúng tôi tin rằng, với sự hiểu rõ về những điều cần có của một nhân viên công tác xã hội sẽ giúp bạn làm tốt vai trò của mình hơn nữa. Chúc bạn thành công.

ctxh.hcmussh.edu.vn