Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng xuất hiện khi chúng ta có các dấu hiệu về: căng thẳng thần kinh, chế độ ăn uống không hợp lý, rượu bia, chất kích thích, … Dưới đây, mình có tổng hợp lại 6 nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét da dày và một số cách điều trị tạm thời. Mời các bạn cùng theo dõi.
Những nguyên nhân nào gây bệnh viêm loét dạ dày?
Căng thẳng thần kinh (stress)
Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn. Khi bị căng thẳng sẽ làm tăng các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho acid HCl tăng cao, làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Có một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do căng thẳng, sau khi hết căng thẳng các triệu chứng sẽ giảm. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho người bệnh dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)
Vi khuẩn Hp là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường, các loại acid dư thừa gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn Hp còn có khả năng lây truyền từ người này sang người kia do dùng chung dụng cụ ăn uống sinh hoạt.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày. Thói quen vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no hoặc quá đói sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Ngoài ra còn làm cho dạ dày tiết ra dịch acid nhiều hơn làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa khác.
Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid
Khi sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp tính hoặc mạn tính, loại thuốc này thường có trong các loại thuốc giảm đau. Không chỉ gây hại cho dạ dày, các loại thuốc này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại, trong đó có chất nicotin gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol – tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày-tá tràng. Các đồ uống có cồn như: bia, rượu… tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dài cũng dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng và các bệnh lý nguy hiểm khác ở gan, thận.
Yếu tố thể tạng
Người có nhóm máu O có tần suất bị bệnh cao hơn các nhóm máu khác, điều này có lẽ liên quan đến sự ưu tiên kết hợp giữa nhóm máu O và HP, sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 (là kháng nguyên thường được tìm thấy trên một số tế bào máu) với tần suất loét tá tràng.
Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày
Đối với các bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng chế độ ăn đóng góp một phần khá quan trọng trong điều trị bệnh và một chế độ ăn đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị. Cần tránh ăn các thức ăn, thức uống kích thích như: rượu, các chất gia vị (như ớt, hạt tiêu…), các chất có nhiều chất chua (dấm, chanh…), không hút thuốc lá, thuốc lào.
Ngoài ra bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần chú ý: có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh stress tâm lý, sử dụng tinh bột nghệ cũng là một giải pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Với hợp chất Curcumin (thành phần quan trọng nhất của tinh bột nghệ), có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP. Đây được xem là loại thảo dược quý mà dân gian ta thường truyền tai nhau trong vấn đề điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Diễn biến bệnh nặng hơn, bạn phải làm gì?
Tuy nhiên, khi có các biểu hiện: đau bụng từng cơn vào lúc đói hoặc vào ban đêm hoặc có cảm giác nóng rát vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay dưới ức), ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa… cần đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, đúng thuốc, đúng phác đồ, tránh tự ý dùng thuốc điều trị bởi những lý do sau:
– Phần lớn những bệnh nhân có triệu chứng giống loét dạ dày tá tràng nhưng thực tế trên nội soi hoàn toàn không có loét.
– Bệnh nhân bị ung thư dạ dày nhưng lại có biểu hiện triệu chứng giống loét dạ dày tá tràng.
– Dùng thuốc không đúng phác đồ dẫn tới kháng thuốc tràn lan của vi khuẩn Helicobacter pylori.
– Điều trị không triệt để dẫn tới bệnh tái phát và dễ xảy ra các biến chứng.
Nguồn tham khảo:
Chúc bạn thành công!
Theo Kiến Thức Cây Nghệ | ngheduoclieu.com