6 nguyên nhân phổ biến dẫn đến thận yếu

Thận yếu làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân thận yếu là do đâu? Cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua chia sẻ dưới đây nhé!

1. Thận yếu là do thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá không phải là thói quen tốt, thậm chí nó còn bị “lên án” bởi những nguy cơ mà chúng gây ra đối với sức khỏe con người. Ngoài các bệnh về phổi, bệnh tim mạch, bệnh vòm họng,… thì bệnh về thận, trong đó có thận yếu và thậm chí là bệnh ung thư thận cũng được chứng minh có mối liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc lá.

Theo thống kê, có khoảng 29% trường hợp phát hiện ung thư thận ở nam giới và 15% ở nữ giới do thuốc lá gây ra.

Thận yếu do thói quen hút thuốc

Thận yếu do thói quen hút thuốc

2. Thận yếu là do thừa cân

Có vẻ như không liên quan, song các nghiên cứu đã chỉ rõ mối liên hệ khăng khít giữa chỉ số cân nặng cơ thể với bệnh thận.

Theo đó, người có chỉ số khối cơ thể từ 25 – 30 có nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn 22 – 38%; trong khi đó, người có chỉ số khối cơ thể cao hơn 30 có 63 – 95% khả năng chịu sự tấn công của căn bệnh.

Giải thích điều này các bác sĩ cho rằng: Lượng mỡ thừa và chất đạm, đường có trong cơ thể không được điều chỉnh đúng mức, cùng với sự gia tăng các hoạt động đào thải của chất độc hại và sự tích tụ các chất độc khiến thận phải hoạt động quá mức dẫn đến chức năng thận bị giảm đi và thận yếu, sỏi thận hay cả ung thư thận chính là hậu quả.

Thận yếu do thừa cân

Thận yếu do thừa cân

3. Thận yếu do yếu tố tuổi tác và giới tính

Bệnh thận yếu có thể gặp phải ở cả nam giới lẫn nữ giới ở nhiều độ tuổi khác nhau, song nam giới và người cao tuổi sẽ dễ mắc các bệnh lý về thận, trong đó có suy thận hơn những đối tượng khác.

Thận yếu do tuổi tác và giới tính

Thận yếu do tuổi tác và giới tính

4. Thận yếu do lười vận động

Thói quen lười vận động, ngồi hoặc đứng một chỗ thường xuyên trong thời gian dài là căn nguyên của nhiều căn bệnh như: Bệnh xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh trĩ,… và cả chứng thận yếu. Nguyên nhân được giải thích do đứng hay ngồi quá lâu ở một tư thế có thể gây hạn chế sự lưu thông đường huyết, gia tăng mắc các bệnh tiểu đường, mỡ máu, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận. Và từ đó chức năng thận cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Thận yếu do lười vận động

Thận yếu do lười vận động

5. Biến chứng của bệnh tiểu đường dẫn đến thận yếu

Bệnh tiểu đường cũng là căn nguyên gây ra bệnh thận yếu thường gặp. Lý do được giải thích: Khi bị bệnh tiểu đường thì lượng lượng glucose tăng cao, hệ thống lọc của thận bị tổn thương do làm việc quá sức; bên cạnh đó các chất mất đi qua lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn và cơ thể sẽ phải giữ lại rất nhiều chất độc hại do chức năng thận lúc này giảm.

Không chỉ thận yếu đi mà huyết áp cao, chứng bất lực ở nam giới, sinh lý yếu,… cũng là những hệ quả có thể phải gánh chịu.

Biến chứng của tiểu đường dẫn đến thận yếu

Biến chứng của tiểu đường dẫn đến thận yếu

6. Người mắc sỏi thận dễ bị bệnh thận yếu

Sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận do lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng thận yếu.

Ngoài ra, mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh viêm nhiễm, viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo và viêm bàng quang; hay lạm dụng thuốc tráng dương; dùng nhiều kháng sinh; thói quen ăn uống và sinh hoạt bất hợp lý; áp lực công việc,… cũng được coi là những nguyên nhân gây bệnh thận yếu phổ biến.

Người mắc bệnh sỏi thận dễ bị thận yếu

Người mắc bệnh sỏi thận dễ bị thận yếu

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh thận yếu. Để điều trị căn bệnh này các loại thuốc bổ thận sẽ giúp các bạn giải quyết được căn bệnh này. Có những thuốc bổ thận nào thì các bạn xem tại: 4 loại thuốc bổ thận tốt nhất hiện nay nhé. Nhưng bên cạnh thuốc thì các bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.

Để mua thuốc bổ thận tốt nhất và có sự tư vấn của dược sỹ thì các bạn mua tại: http://nhathuocphuocthien.com/

Trong quá trình sử dụng thuốc thì các bạn cần phải dùng theo đúng liều lượng và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: 

Thận yếu nên ăn uống như thế nào?

Cách làm các món ăn tốt cho người thận yếu thơm ngon, bổ dưỡng