Bệnh thấp khớp là một bệnh mãn tính nên rất khó chữa trị. Hãy xem thử mức độ nguy hiểm của bệnh này như thế nào và xem xét xem có cách nào chữa được loại bệnh này không nhé!
1/ Những yếu tố tác động đến sự hình thành bệnh thấp khớp
– Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị thấp khớp cao hơn rất nhiều lần nam giới và để lại những tổn thương nặng nề hơn, khó chữa hơn so với nam giới.
– Độ tuổi: Những người ở độ tuổi trung niên trở lên có tỷ lệ mắc bệnh thấp khớp cao hơn so với người trẻ tuổi.
– Gien di truyền: Nếu trong gia đình, họ hàng có người đã bị mắc bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn trường hợp gia đình không có tiền sử với bệnh này.
– Chế độ dinh dưỡng kém, sức đề kháng yếu, thừa cân, béo phì đều là các yếu tố nguy cơ dễ hình thành và phát triển bệnh.
– Cơ thể ít vận động hoặc vận động quá sức.
2/ Bệnh thấp khớp nguy hiểm như thế nào?
Bệnh thấp khớp là bệnh rất nguy hiểm, nếu ngay ở giai đoạn đầu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai khiến các khớp bắt đầu đau nhức, sưng tấy, làm cho việc đi lại, vận động trở nên khó khăn.
– Gây biến dạng khớp: Nếu không được điều trị kịp thời thì các khớp sẽ bị biến dạng, vùng dưới da sẽ mọc nốt sần đỏ hay còn gọi là “nốt thấp”.
– Khớp đớp vào tim: Bệnh còn có thể gây một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới xương, tim, gan, phổi, thận…Thấp khớp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 4 lần, các nghiên cứu cho thấy có tới 30% bệnh nhân có biến chứng tim mạch và 50% có thể dẫn tới tử vong. Dân gian có câu “bệnh khớp đớp vào tim” chính là muốn đề cập đến những nguy hại mà thấp khớp đem đến.
– Nguy cơ tàn phế: Có khoảng 80% người bệnh thấp khớp gặp phải tình trạng bị cứng khớp, bàn tay khó cầm nắm, khó đi lại sau 10 năm phát bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp và tàn phế cũng có thể xảy ra. Những người mắc bệnh thấp khớp thường mất khả năng lao động do hiện tượng cứng khớp làm hạn chế vận động, sức đề kháng cơ thể giảm.
– Gây khó thụ thai: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao gấp 2-3 lần nam giới, và theo 1 số nghiên cứu, 25% phụ nữ bị thấp khớp gặp khó khăn trong việc thụ thai.
3/ Có thể chữa thấp khớp được không?
Thấp khớp là bệnh khó chữa khỏi triệt để. Muốn điều trị thấp khớp, tùy theo mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị cụ thể: dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Bệnh nhân thường được dùng nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, nhóm corticoid, nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng gan, thận, dạ dày…
Trong trường hợp khớp biến dạng có thể phải dùng nẹp chỉnh hình, phẫu thuật cắt bao hoạt dịch hoặc thay khớp.
Ngoài ra, để bảo vệ cơ thể khỏi thấp khớp, bạn nên dùng Hoàng Thấp Linh. Thực phẩm này giúp cho bạn phòng được viêm khớp hiệu quả. Sản phẩm này được nhiều người tin dùng và sử dụng nhé!