Đối với bệnh nhân tiểu đường thì ngoài việc dùng thuốc điều trị ra chế độ ăn uống cũng rất là quan trọng. Và sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc về 8 thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế trong chế độ ăn. Đó là thực phẩm gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!
1. Đồ ăn chiên chứa lượng “chất béo xấu” không tốt cho tim mạch người tiểu đường
Chúng ta khó có thể “từ chối” một món chiên giòn thơm phức và béo gậy, nhưng với người bệnh tiểu đường, muốn có một sức khỏe tốt, họ nên nói không với những thực phẩm này. Bởi, đồ ăn chiên chứa lượng lớn dầu được chiên đi chiên lại nhiều lần tạo thành chất béo trans (chất béo xấu) không tốt cho tim mạch, cộng thêm đây là những món ăn có chứa lượng calo rất cao nên có thể dễ làm người bệnh bị tăng cân.
Ví dụ:
– Cá là một lựa chọn an toàn cho người bệnh tiểu đường do có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhưng đó là khi bạn ăn cá dưới dạng hấp, luộc… Bạn nên tránh các món cá rán, cá chiên, cá tẩm bột chiên giòn.
– Khoai tây chiên thường không thể thiếu trong thực đơn món ăn của các quán đồ ăn nhanh. Tốt nhất người tiểu đường nên tránh vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, natri, và calo.
– Gà rán chứa lượng cacbonhydrat, calo, natri, và chất béo đáng kể. Thay vì thưởng thức món gà rán, người tiểu đường có thể lựa chọn cách chế biến khác như gà luộc, gà hấp.
2. Nước ép trái cây làm tăng đường huyết sau ăn nhanh chóng
Hoa quả, trái cây là nguồn thực phẩm lành mạnh, cung cấp nhiều vitamin, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Tuy có lượng đường tương đối cao, nhưng do chứa nhiều chất xơ nên việc tiêu thụ hoa quả không làm tăng đường huyết sau ăn quá nhanh. Một số người bệnh tiểu đường thường xay trái cây thành sinh tố đã vô tình loại bỏ đi chất xơ, khiến đường trong trái cây được hấp thụ nhanh hơn, gây ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát đường huyết. Do đó, người bệnh tiểu đường nên đưa nước ép trái cây vào danh sách những thực phẩm cần tránh xa.
3. Cà phê gây ảnh hưởng xấu tới đường huyết
Tiêu thụ một lượng nhỏ cà phê nguyên chất trong ngày đã được nghiên cứu có nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh sỏi mật hay các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chất caffein trong cà phê có thể gây kích thích hệ thần kinh, làm người bệnh tiểu đường dễ bị mất ngủ nếu uống một lượng lớn. Bên cạnh đó, khi uống cà phê tại các cửa hàng tiện lợi, hoặc cà phê xay sẵn sẽ có chứa hàm lượng đường, sữa, kem rất lớn, có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng, do đó, đây không phải là sự lựa chọn tốt.
4. Cẩn thận với hoa quả sấy khô khi bị bệnh tiểu đường
Không giống như khi say sinh tố, trái cây sấy khô vẫn còn nguyên lượng chất xơ, tuy nhiên, nhiệt độ lại làm mất đi hàm lượng nước nên đường có mặt trong hoa quả tập trung cao hơn. Do đó, thay vì nhấm nháp vài hạt nho khô, một ít mít sấy, hay nhãn lồng sấy… người bệnh có thể ăn chúng khi còn tươi với lượng vừa đủ.
5. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế đồ ăn được chế biến sẵn
Sự tiện lợi của những đồ ăn được chế biến sẵn là không thể phủ nhận trong xã hội bận rộn ngày nay. Nhưng một số người thường có xu hướng lạm dụng những đồ ăn này mà không biết chúng có chứa lượng lớn calo và chất béo trans. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thường xuyên ăn đồ ăn chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và người bệnh tiểu đường nếu không bỏ qua những thực phẩm này thì sẽ không tốt trong việc kiểm soát biến chứng trên tim mạch.
Ví dụ:
– Đôi khi, lựa chọn cho bữa sáng có thể đơn giản là bánh quy và xúc xích, nhưng chúng lại có tới 570 calo và 13 gram chất béo bão hòa.
– Hamburger (bánh mì kẹp) có thể chứa nhiều chất béo bão hòa – yếu tố hàng đầu về nguy cơ cholesterol cao. Nếu vẫn muốn thưởng thức hamburgers, bạn nên thêm salat hay cà chua để cân bằng.
– Các món thịt chế biến sẵn như thịt nguội, chân giò muối,… thường chứa quá nhiều natri, rất không tốt cho người tiểu đường. Bạn nên đọc kỹ nhãn dinh dưỡng trước khi quyết định mua. Tốt nhất, hãy tự tay chế biến món thịt cho bữa ăn của bạn, thay vì phải mua trong siêu thị đồ ăn sẵn.
– Đồ đông lạnh có ưu điểm chế biến khá thuận tiện cho các bữa ăn, nhưng lại chứa natri cao. Rõ ràng đây không phải lựa chọn lành mạnh cho huyết áp của bạn.
– Rất nhiều người yêu thích món Pizza, bởi ngon miệng và khá thuận tiện. Nhưng nhược điểm là nhiều loại pizza có lượng calo cao. Lời khuyên cho bạn: lựa chọn bánh pizza chay hoặc pizza mỏng vỏ với rau hoặc thịt nạc như thịt giăm bông hoặc thịt gà, không cho thêm pho mát.
6. Lạm dụng rượu làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường
Thực tế thì tiêu thụ một lượng nhỏ rượu là có lợi cho người bệnh tiểu đường, bởi chúng làm giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, mắc các bệnh về gan, ảnh hưởng không tốt đến việc kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, chất ethanol trong rượu có thể làm ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh, tương tác với nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường, làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường tốt nhất nên sử dụng rượu theo lời khuyên của bác sĩ với một lượng vừa phải, nên uống tránh xa khi dùng thuốc tiểu đường để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
7. Khi bị tiểu đường, không nên lựa đồ uống có ga hoặc các loại sữa chưa tách béo
Đồ uống có ga (soda) có hàm lượng đường cao, do được làm từ các chất làm ngọt nhân tạo. Đây không phải thức uống giải khát hơn phù hợp cho người tiểu đường!
Sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa nếu chưa tách béo có thể làm tăng LDL – c (Cholesterol xấu) do đó làm tăng nguy cơ bị biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, tiêu thụ những chất béo này đã được nghiên cứu làm tăng thêm tình trạng đề kháng insulin – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2. Cho nên, người bệnh tiểu đường nên tránh tất cả các sản phẩm từ sữa nguyên chất, chẳng hạn như kem, pho mát, bơ…
8. Cắt giảm chất béo từ thịt
Người bệnh nên cắt giảm chất béo có trong thịt bởi tương tự trong sữa, chúng là những chất béo chưa bão hòa, khi tiêu thụ sẽ làm tăng nguy cơ bị mỡ máu cao, thúc đẩy quá trình viêm lòng mạch và tạo tiền đề cho những mảng xơ vữa phát triển và lớn dần lên. Thay vào đó, người bệnh vẫn có thể tiêu thụ thịt nhưng nên lựa thịt nạc, thịt thăn không có da…
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh tiểu đường, do đó việc lựa chọn những thực phẩm nên và không nên ăn sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được đường huyết, cân nặng và các bệnh cơ hội, từ đó phòng ngừa được nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Trên đây là 8 thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế trong thực phẩm ăn hàng ngày. Bởi vậy các bạn cần phải lưu ý nhé. Nhưng ngoài chế độ ăn uống này ra thì các bạn nên tìm hiểu và sử dụng thêm thảo dược nhân sâm hoa kỳ để giúp ổn định đường huyết, chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì các bạn cần phải dùng theo đúng liều lượng và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
Xem thêm:
– Có những cách nào giúp ổn định đường huyết?
– Người bệnh tiểu đường uống rượu bia như thế nào là hợp lý?
Chúc bạn sức khỏe!