Những tác dụng cây quả nổ ( sâm đất ) khiến bạn không khỏi bất ngờ

Cây Quả nổ, còn gọi cây Nổ, Sâm đất, Sâm tanh tách; Tử lị hoa (Trung Quốc); Tiêu khát thảo, Tam tiêu thảo. Tên khoa học Ruellia tuberosa L., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae ).

400_1_qua_no

Hãy cùng khám phá những tác dụng của cây quả nổ ( sâm đất ) khiến bạn không khỏi bất ngờ nhé !

Tại Việt Nam

– Vỏ thân, vỏ rễ thái nhỏ để tươi hoặc nấu lấy nước duốc cá.

– Chữa sốt nóng, khát nước: Vỏ rễ 6g, sắc với 200ml nước còn 50ml uống trong ngày.

– Chữa chứng hay chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, run chân tay: rễ cây Nổ với Dây đau xương lượng bằng nhau (8g), sắc uống.

Chữa vết thương ghẻ lở nhiễm khuẩn tụ cầu gây mủ, làm chóng liền sẹo. Gỗ thân cây Nổ đốt thành than tán, bột rắc lên vết thương. Có nơi dùng cho người bị bệnh phong (hủi).

– Chữa tiểu đường (type 2, không phụ thuộc insulin): toàn cây tươi 75 g (khô 25 g) sắc uống/ngày, trong nhiều ngày.

Chữa cao huyết áp: 12 hoa (tươi hoặc khô), lượng nước vừa đủ, sắc uống.

– Viêm nhiễm đường tiết niệu, thận: toàn cây tươi 75 – 112 g (dược liệu khô 25 – 38 g) sắc lấy nước để riêng. Và tán bột thêm 20 g khô. Dùng nước thuốc sắc để uống thuốc bột, vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy.

Chữa đau răng viêm lợi: Rễ cây Nổ sắc nước đặc, ngậm rồi nhổ đi, không nuốt.

Thực tế ở Việt Nam, cây Bỏng nổ chủ yếu dùng theo kinh nghiệm dân gian như nấu nước lá, cành và rễ để tắm cho người ghẻ lở, thậm chí người bị hủi. Rễ thái mỏng phơi hay sấy khô hoặc sao vàng sắc uống chữa sốt, sốt rét, chóng mặt, chân tay run rẩy.

– Dịch chiết cành và lá cây Bỏng nổ có tác dụng trừ sâu, sát trùng vết thương khi phối hợp với thuốc lá.Liều thường dùng theo kinh nghiệm dân gian là 6 – 12g vỏ rễ.

Theo tài liệu Australia Medicine plants,  thổ dân Châu úc uống dịch sắc lá non để chữa đau bụng. Dịch chiết dùng ngoài để chữa ngứa, mụn nhọt, phát ban, mẩn đỏ, thuỷ đậu, vết thương ngoài da.

cay-no

Tại nước ngoài

Theo tài liệu  ấn Độ, lá và dịch chiết lá làm thành bột nhão với thuốc lá để diệt ấu trùng giun sán. Dịch chiết lá cũng được sử dụng để nhuận tràng, hạ nhiệt khi sốt và rửa vết thương.

Tanin trong vỏ  dùng để thuộc da và nhuộm thảm đen. Vỏ cây và rễ  có tác dụng cầm máu. Rễ có tác dụng tẩy xổ. Trong rễ có hoạt chất làm giảm đau và kích thích tình dục. Quả chín có thể ăn được.

Ở Liên Xô cũ, đã tiến hành thí nghiệm và chỉ ra chế phẩm alcaloit securinin có thể thay thế chế phẩm strychnin và hạt Mã tiền do nó kích thích thần kinh tương tự như strychnin nhưng ít độc hơn.

Nhờ đó, alcaloit này có thể điều trị bệnh liệt ở thể không hoàn toàn mà nguyên nhân là do  nhiễm khuẩn hay rối loạn tâm thần.ở ấn Độ, đã tiến hành thí nghiệm với chuột có hàm lượng lipit trong máu cao được uống bergenin trong 21 ngày. Kết quả cho thấy hàm lượng cholesterol và triglycerit trong huyết thanh giảm. Như vậy, thí nghiệm chỉ ra rằng bergenin có thể làm giảm khả năng xơ vữa động mạch. 

Bài viết được tổng hợp từ phần mềm máy tính