I- ốt là rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Sau đây, cùng tìm hiểu tác dụng của i-ốt nhé.
Phụ nữ mang thai thiếu iốt dễ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Trẻ em thiếu iốt sẽ chậm phát triển trí tuệ. Không nên rang muối iốt, không nên để muối gần bếp lửa hoặc nơi có nắng nóng vì iốt dễ bay hơi.
Là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, iốt góp phần quan trọng vào quá trình hình thành, phát triển và duy trì các hoạt động của con người. Thiếu iốt, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, sẽ dẫn đến nhiều những tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết tác dụng của iốt và biết cách sử dụng, bổ sung iốt hiệu quả.
Người lớn và trẻ em thiếu iốt dễ bị bướu cổ, thường xuyên mệt mỏi, giảm tư duy sáng tạo, giảm khả năng học tập, năng suất lao động kém.
Theo bác sĩ Diệp, cần sử dụng muối iốt trong nấu ăn hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ vi chất này cho cơ thể, đặc biệt là khi mang thai.
Cách sử dụng muối iốt
– Sử dụng muối iốt nêm nếm như muối thường khi nấu ăn.
– Muối iốt dùng để ướp thức ăn, uối chanh, muối dưa cà, súc miệng, cho gia súc ăn.
– Mỗi người nên ăn dưới 6 g muối trong một ngày (ít hơn 1 muỗng cà phê muối) để phòng tránh các bệnh tim mạch.
Lựa chọn, bảo quản muối iốt:
– Chọn nhãn hiệu in trên bao muối phải rõ ràng, bao bì phải còn nguyên vẹn.
– Đựng muối iốt trong bao nilong buộc kín hoặc trong keo lọ có nắp đậy.
– Để muối nơi khô ráo, thoáng mát.
– Không nên rang muối iốt, không nên để muối gần bếp lửa hoặc nơi có nắng nóng vì iốt dễ bay hơi.
Cần lưu ý, lượng iốt có trong muối chỉ đủ bổ sung cho nhu cầu của cơ thể. Vì vậy nên dùng muối iốt cho bữa ăn hàng ngày (ít hơn một muỗng cà phê mỗi ngày). Người bị bệnh bướu cổ do thiếu iốt vẫn ăn muối iốt như bình thường, chỉ kiêng muối iốt khi có chỉ định của bác sĩ.
Một số thực phẩm chứa nhiều iốt: tảo bẹ, rau cần, cá biển, rau chân vịt, muối biển, muối ăn có iốt…