Theo Đông y, viêm phế quản do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khi táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt làm thương phế, thận, phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, dưới đây là một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian.
7 bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản:
Bài 1: Gừng tươi 50g, rễ cây chè 100g, mật ong một ít. Cho gừng, rễ chè vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc một lúc, sau đó lọc chắt lấy nước thuốc, bỏ bã đi, đổ mật ong vào nước thuốc, khuấy đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml
Bài 2: Tỏi củ 500g, giấm ăn 500g, đường đỏ 200g. Tỏi bóc vỏ, tẽ nhánh giã nát cho vào lọ cùng với đường đỏ rồi rót giấm ăn vào sau đó bịt kín lọ, ngâm trong khoảng 15 ngày là được. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20ml, ăn củ tỏi ngâm
Bài 3: gừng già 1 củ bằng ngón tay, gọt bỏ vỏ, chấm mật ong mà ăn. Chữa ho lâu ngày rất tốt.
Bài 4: Chanh 1 quả. Buổi tối cắt quả chanh vắt lấy nước, pha vào 1 ly nước nguội và 1 thìa đường phèn, đem phơi sương, rồi lúc 4 – 5 giờ sáng thức dậy uống hết. Uống trong 3 – 4 ngày là có tác dụng.
Bài 5: Tiêu sọ 1 chén con. Mua 1 cái dạ dày lợn để nguyên, lộn ra, cạo rửa sạch rồi lộn trở lại, cho tất cả hạt tiêu nguyên hột vào dạ dày lợn, thêm hành, tỏi, đường, muối, nấu chín rục. Lấy ra, hạt tiêu bỏ riêng phơi khô, ăn dạ dày lợn. Còn hạt tiêu để dành, mỗi lần uống trà nhai 3 – 5 hạt rồi nuốt cho ấm tạng phủ, sẽ hết ho luôn
Bài 6: Mơ chín 100 trái (bỏ hạt), chanh 7 trái (vắt lấy nước), cam thảo 40g, mật ong 1 thìa. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín rục, bỏ xác, lấy nước cô thành cao. Ngày ngậm 2 lần, mỗi lần 1 thìa con
Bài 7: Gừng tươi 500g, mật ong 200g. Gừng rửa sạch, nghiền nhỏ, cho vào túi vải ép lấy nước, đổ vào nồi, thêm mật, đun nhỏ lửa cô thành cao đặc, cho lọ đậy kín. Khi dùng, hòa nước sôi mà uống, mỗi ngày uống 2 lần.
Thảo dược có tác dụng điều trị viêm phế quản:
Để điều trị viêm phế quản bạn có thể sử dụng một số thành phần tự nhiên và thảo dược như hành tây, tỏi, mật ong, gừng và trà.
1. Tỏi
Tỏi là một phương thuốc tuyệt vời cho người viêm phế quản. Nó kháng virus, đờm, và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phổi. Tỏi là một kháng sinh tự nhiên, chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Người bị viêm phế quản hãy cắt một nhánh (tép) tỏi và nuốt, thực hiện ba lần mỗi ngày.
2. Mật ong, gừng
Lấy một nửa muỗng cà phê mật trộn với một lượng nhỏ hạt tiêu xay, 1-2 tép tỏi và gừng tươi (đã được xay nhuyễn), và đưa cho bệnh nhân viêm phế quản ăn. Điều này giúp làm giảm cảm giác nóng rát trong ngực, mở ống bị chặn giữa cổ họng và phổi, người bệnh dễ thở hơn.
Để làm giảm ho do viêm phế quản, hãy cắt một củ hành tây vào tô, sau đó phủ mật lên. Để qua đêm, sau đó loại bỏ hành tây và lấy 1 thìa cà phê mật uống, uống bốn lần một ngày.
3. Hành tây
Nước ép hành tây tươi chữa viêm và đau ngực ở người viêm phế quản. Với một nửa thìa nước ép hành tây, chắc chắn người bệnh sẽ tìm thấy cảm giác thoải mái.
Ngoài ra, hành tây còn là một loại thuốc long đờm, giúp chất nhầy được lưu thông. Có thể sử dụng hành tây là nguyên liệu, nấu chín, nướng, súp và món hầm, là gia vị, hoặc bất kỳ cách nào bạn thích chúng.
4. Trà
Trà giúp làm giảm các kích thích phế quản, ho và đau do viêm phế quản cấp, cho những người cần được long đờm. Uống trà 3-4 lần/ ngày được coi là một cách khắc phục hậu quả bệnh viêm phế quản.
Ngoài ra, còn có cách uống trà thảo dược dễ chịu hơn, bạn có thể thực hiện một cốc trà chanh bằng cách: lấy 1 muỗng cà phê vỏ chanh cho vào 1 chén nước sôi, ngâm trong năm phút. Hoặc, bạn có thể đun sôi nước và nêm chanh, lọc vào một cốc và uống.
Đối với người đau họng mà do ho, cho 1 muỗng cà phê nước cốt chanh vào 1 chén nước ấm và súc miệng. Điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn và chất nhầy.
Để phòng ngừa viêm phế quản hiệu quả, cần ngừng hút thuốc và thở khói ra nơi đông người, tránh tiếp xúc với chất kích thích. Cuối cùng, không để cho mình bị cảm lạnh và cúm.
Viet Bao.vn (Theo 3Tpharma)