Những điều cần biết về bệnh trĩ – Cách trị bệnh trĩ hiệu quả nhất

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn được dân gian quen gọi là dòi dom. Bệnh trĩ  được hình thành do dãn nở quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở trĩ. Không có đối tượng xác định cho bệnh trĩ – vì nó khá phổ biến, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Bệnh hay xảy ra ở người làm việc nhiều ở tư thế đứng, ngồi lâu. Bệnh trĩ gồm trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp ( bị cả trĩ nội và ngoại).

Bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam hiện nay lên tới 40-50%. Một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có tới 65% dân số mắc trĩ. Có nhiều cách trị bệnh trĩ, nhưng trước tiên, cần phải biết được dấu hiệu của bệnh trĩ để có phương pháp chữa cho phù hợp

Bệnh trĩ

                                                                     Bệnh trĩ

Dấu hiệu khi mắc bệnh trĩ

Phổ biến nhất là đi ngoài ra máu (đại tiện), thường có màu đỏ tươi. Bệnh trĩ ít khi gây ra mất máu ồ ạt, nhưng nếu để lâu ngày có thể dẫn tới thiếu máu. Đến một lúc nào đó (thường không lâu), búi trĩ sẽ to lên, sa ra ngoài, lúc đầu hiện tượng sa ra ngoài (lòi dom) chỉ sảy ra nhiều nhất khi đi đại tiện, nhưng về sau sẽ sảy ra liên tục. Bệnh trĩ làm người mắc phải rất đau, nhất là khi di chuyển, ngồi. Vùng hậu môn bị sưng, phù nề, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Màu của niêm mạc trong và ngoài khác nhau
Tình trạng trĩ nội, một thời thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày thì bệnh nhân bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Có khi hoại tử tạo ra áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu

Bệnh trĩ gây đau đớn cho người mắc phải trĩ

                                   Bệnh trĩ gây đau đớn cho người mắc phải trĩ

Nếu phát hiện các triệu chứng chảy máu, sa búi trĩ. Bạn nên đi khám ngay.

– Triệu chứng sớm nhất để phát hiện bệnh trĩ là chảy máu khi đi đại tiện. Nếu gặp phải triệu chứng này tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa. Quá trình chảy máu này diễn ra chậm, sau tăng dần. Ban đầu, bạn chỉ tìm thấy máu dính một chút vào giấy vệ sinh, hoặc theo phân ra ngoài. Để lâu, mỗi lần đi đại tiện, máu chảy thành giọt.
– Sau khi xuất hiện triệu trứng đại tiện ra máu. Nếu không được phát hiện và điều trị, mỗi lần người bệnh đi đại tiện sẽ thấy ở hậu môn có búi trĩ lòi ra. Ở thể nhẹ búi trĩ có thể tự thụt vào. Lâu ngày búi trĩ xa hẳn ra ngoài, không tự thụt vào nữa, gây khó chịu, đau đớn.

Ngoài ra bệnh nhân trĩ có thể thấy ngứa ngáy quanh hậu môn. Cảm giác ướt át vùng hậu môn, do búi trĩ xa ra ngoài, tiết dịch gây nên.Thông thường bệnh trĩ ban đầu không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe hậu môn

Nguyên nhân bệnh trĩ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như: chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, đặc biệt là ở dân văn phòng, các bệnh đường tiêu hóa gây ra.
– Táo bón lâu ngày không điều trị dứt điểm cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
– Do chèn ép, gây áp lực lên hậu môn.
– Yếu tố di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
– Cơ thắt hậu môn bị thoái hóa, nhão, đặc biệt là ở người già.
– Do quá trình mang thai, sinh nở. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Bị trĩ sẽ khiến ảnh hưởng đến năng suất làm việc và hạn chế sinh hoạt hàng ngày

Bị trĩ sẽ khiến ảnh hưởng đến năng suất làm việc và hạn chế sinh hoạt hàng ngày

Cách trị bệnh trĩ :

Thay đổi thói quen sống, có chế độ ăn uống cân nhắc

Thay đổi lối sống, thói quen trong sinh họat, thực hành tập thể dục siêng năng có thể làm giảm hoặc đảo ngược tình trạng  bệnh trĩ trong giai đoạn đầu của nó, cũng như giảm bớt những hậu quả của các triệu chứng gây bệnh. Không nên  vào nhà vệ sinhhơn năm phút trong quá trình đi tiêu, không đứng hoặc ngồi ở một vị trí quá lâu, thay đổi chế độ ăn có nhiều chất xơ, và uống nhiều nước. Tránh các loại thực phẩm có thể dẫn đến táo bón hoặc bị tiêu chảycũng quan trọng trong cách trị bệnh trĩ

Chế độ ăn uống cần cân nhắc, chẳng hạn như cần tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm cụ thể. Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể tích tụ lượng nước dư thừa, dẫn đến phồng tĩnh mạch ở hậu môn và cả tứ chi. Các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc có chứa caffeine, chẳng hạn như nước ngọt và cà phê, cũng nên được hạn chế.

Phụ nữ mang thai đôi khi sẽ dễ mắc bệnh trĩ là kết quả của tử cung gây áp lực đến lượng tế bào máuđưa vào các tĩnh mạch trĩ. Để giúp khắc phục tình trạng này, phụ nữ mang thai được hướng dẫn nằm nghiêng về bên trái của họ trong khoảng 15-20 phút mỗi ngày trong khoảng từ 4-6 giờ. Thực hiện bài tập này có thể làm giảm áp lực từ tử cung vào tĩnh mạch trĩ, và do đó có thể làm giảm triệu chứng gây bệnh trĩ.

Giảm thiểu nguy cơ, triệu chứng phát sinh bệnh

 Các bước điều trị bệnh trĩ bao gồm việc tránh  sử dụng xà phòng có mùi thơm hoặc mùi thơm mạnh có thể gây kích ứng mô của hậu môn và tạo ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, nhẹ nhàng chấm nhẹ khu vực bị nhiễm bệnh với một chiếc khăn mềm mại khi mỗi lần đi tiêu, hạn chế việc sử dụng giấy vệ sinh; có thể sử dụng một sản phẩm ẩm được làm sạch như tả giấy em bé Pampers, Baby Wipes,…

Để giảm đau và ngứa thường xuyên đi kèm với bệnh trĩ, có thể chườm đá vào khu vực hậu môn khoảng mười phút, ít nhất ba lần một ngày. Điều này có thể kết hợp với việc sử dụng một miếng gạc ấm khoảng 10 hay 20 phút. Sử dụng nhiệt ẩm ướt cũng có thể là một biện pháp hiệu quả trong việc làm giảm các cơn đau gây ra do bị trĩ. Vệ sinh, tắm rửa thường xuyên bằng cách tắm ngồi để hỗ trợ giảm đau và ngứa rát. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên tắm với lượng nước ấm không nóng, ngâm trong khoảng 15-20 phút, cho lượng nước vừa đủ và tiếp xúc trực tiếp vào khu vực hậu môn.

Sử dụng thuốc chữa trị ,giảm đau

Sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục không theo đơn của bác sĩ để chấm dứt sự đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà không nên bao gồm việc sử dụng các loại thuốc như Advil hoặc naproxen. Các thuốc giảm đau, được gọi là NSAIDs, hoặc thuốc kháng viêm không steroid, có liên quan tới việc tăng huyết, và nên tránh. Thay vào đó, sử dụng Tylenol hoặc bất kỳ loại thuốc khác có acetaminophen là có tác dụng giảm đau của nó. Sử dụng nước kim mai( loại thảo mộc chiết xuất từ vỏ cây phỉ)  cũng là một biện pháp khắc phục hiệu quả cho điều trị bệnh trĩ và có thể giúp làm giảm chảy máu của bệnh trĩ bên ngoài bằng cách thu hẹp các mạch máu và làm giảm lưu lượng máu đến khu vực bị nhiễm bệnh.

Cách phòng tránh bệnh trĩ:

– Không nên ngồi một chỗ kéo dài

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ngồi một chỗ kéo dài, quá lâu, làm bệnh trĩ có nguy cơ gia tăng. Theo đó tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở người không vận động là 72,9%, ngược lại nếu chịu khó vận động thường xuyên, tỷ lệ này giảm xuống 43%. Để khắc phục được việc này, ban nên vận động sau khoảng 40-50 phút ngồi một chỗ. Nhất là nhân viên văn phòng cần chú ý việc này…

– Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống tốt sẽ đảm bảo sức khỏe cho bạn. Với bệnh trĩ, để đề phòng nó, chế độ ăn uống sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh trĩ một cách triệt để. Bạn nên bổ xung chất xơ vào thực đơn ăn uống hằng ngày của bạn, bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu… Các loại thực phẩm này gây tắc nghẽn, kích thích vùng hậu môn. Từ đó gây ra chứng táo bón, nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ.


– Uống bổ xung nước

Nếu bạn uống quá ít nước, điều này sẽ làm cho khả năng tiêu hóa của bạn kém đi, thức ăn khi vào cơ thể trở nên khó tiêu, gây ra táo bón. Để khắc phục việc này, bạn nên uống bổ xung nước hằng ngày. Uống nước với lượng đủ cho cơ thể, đem lại cho bạn một nền sức khỏe dồi dào. Khả năng phòng chống các bệnh khác cũng được nâng cao.


– Đại tiện quá lâu

Thói quen đọc báo, hút thuốc khi đi đại tiện làm rối loạn khả năng tiêu hóa của bạn. Một nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân trĩ đều thích đọc báo, hút thuốc khi đi đại tiện. Người bệnh hoàn toàn không biết việc độc báo, hút thuốc khi đi đại tiện làm người bệnh phân tâm, làm tăng áp lực hậu môn. Nếu thói quen này duy trì thường xuyên, nó làm tăng áp lực với các tĩnh mạch, từ đó hình thành nên các búi trĩ.


– Vệ sinh không đúng cách vùng hậu môn

Thông thường mọi người thường vê sinh sau khi đại tiện bằng giấy vệ sinh, việc này hoàn toàn không làm sạch được hậu môn, vẫn còn một lượng nhất định phân bám vào các nếp da xung quanh hậu môn. Lâu ngày, tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn hoạt động, dẫn tới trĩ. Để hạn chế được việc này, bạn nên dùng nước để làm sạch sau khi đi đại tiện. Tốt nhất, nếu bạn có điều kiện, nên tắm ngay sau khi đi đại tiện.