Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh và một số bệnh thường gặp

Vạn Niên Thanh là cây cảnh ngày càng được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở các văn phòng, công ty, nhà ở, siêu thị, khách sạn,… Đây là loài cây có sức sống và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên để cây được phát triển tốt nhất hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc cây sao cho đúng cách nhé!

Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh

Ánh sáng: Nhiều người nghĩ rằng Vạn Niên Thanh là cây ưa nắng. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Nếu đặt cây dưới ánh nắng gắt một thời gian dài khiến cây rất dễ bị cháy lá. Tuy nhiên nếu để cây ở nơi tối, không có ánh sáng thì cũng khiến cho cây khó phát triển và chết dần. Vì vậy nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng vừa phải hoặc ở trong phòng có ánh đèn.

Nước tưới: Cây thích được tưới đẫm xong sau đó để khô một thời gian. Nên tưới cây khoảng 2 lần/tuần. Vào mùa đông hoặc đối với những cây sống trong phòng máy lạnh thì nên giảm lượng nước tưới cho cây.

Độ ẩm: Theo kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây của mình thì đây là loài cây cần độ ẩm tương đối cao khoảng trên 50%.

Nhiệt độ: Cây yêu thích môi trường ấm áp. Nhiệt đột thích hợp dành cho cây vào khoảng 16-27 ° C. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cây sẽ phát triển kém thậm chí là chết cây.

Đất trồng và bón phân: Đất trồng nên chọn loại đất tơi xốp tốt nhất là đất thịt kết hợp với xơ dừa và phân vi sinh. Nên bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây trong những giai đoạn phát triển.

Thay chậu: Thông thường lượng đất trong chậu cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng từ khoảng 6-12 tháng. Sau khoảng thời gian này nên thay chậu một lần để bổ sung dinh dưỡng mới cho cây phát triển. Trong nhựa cây có chứa một lượng độc tố gây kích ứng da nên khi thay chậu hoặc tỉa cây bạn nên mang găng tay.

Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh

Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh

Một số bệnh thường gặp ở cây Vạn Niên Thanh

1. Thân cây mềm và đổi màu

Đây là hiện tượng cây bị thối thân. Nguyên nhân có thể do cây bị ngập nước và nhiệt độ thấp.

Hướng xử lý: Bạn nên cắt bỏ phần thân cây bị hỏng. Nếu thiệt hại nghiêm trọng bạn sẽ phải loại bỏ hoàn toàn cây.

2. Rìa lá có màu nâu

Rìa lá màu nâu thông thường do cây gặp phải ánh nắng gắt trong thời gian dài gây cháy lá.

Hướng xử lý: Mang cây đặt ở nơi thông thoáng, mát mẻ, tránh bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp khoảng 1 tuần.

3. Màu lá cây nhợt nhạt

Ánh sáng mặt trời chiếu rọi trực tiếp hoặc ánh sáng mạnh sẽ làm nhạt màu lá cây, mỏng lá. Hướng xử lý là cắt bỏ những lá hỏng và làm tương tự như cây bị rìa lá nâu

4. Lá vàng và rụng dần

Đây là dấy hiệu lão hóa bình thường của cây. Tuy nhiên đây lại là hiện tượng không bình thường nếu như xảy ra trên nhiều lá cùng lúc. Đây là biểu hiện của cây sống trong môi trường nhiệt độ quá thấp. Đây là tình trạng thường gặp vào mùa đông.

Một số bệnh thường gặp ở cây Vạn Niên Thanh

Một số bệnh thường gặp ở cây Vạn Niên Thanh

Cây Vạn Niên Thanh có độc không?

Nhựa cây Vạn Niên Thanh có vị chát, khi ăn vào sẽ làm tê cổ họng và dây thanh âm. Nếu ăn vào với số lượng lớn, tình trạng nghiêm trọng bạn có thể không nói được trong vòng 2 tuần cho đến khi chất độc biến mất. Nhựa cây gây kích ứng da gây ngứa hoặc nổi mẩn đỏ, cần được rửa thật kỹ nếu không may bị dính phải. Nó cũng có thể gây viêm niêm mạc, hỏng giác mạc. Thậm chí nếu các động vật nuôi trong nhà ăn phải chúng với số lượng lớn có thể gây tử vong.

Tuy nhiên cây hoàn toàn vô hại với chúng ta nếu chỉ dùng để trang trí mà không ăn nhai chúng. Trong đông y cây Vạn Niên Thanh còn được xem là một cây thuốc quý chữa được nhiều loại bệnh như: trị rắn cắn, bạch hầu, ho gà, yếu sinh lý, bong gân, thanh nhiệt,… Vì vậy cây Vạn Niên Thanh có độc hay không? có nên trồng hay không đều phụ thuộc vào cách chúng ta trồng và chăm sóc chúng như thế nào.

Cây Vạn Niên Thanh có độc không?

Cây Vạn Niên Thanh có độc không?