Đông y cho rằng, sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, hơi có độc. Có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống….
Hãy cùng xem những tác dụng của cây sói rừng khiến bạn phải bất ngờ đấy nhé !
– Phòng cảm mạo
Dùng sói rừng 10 – 15g, mùa đông thêm tía tô 6g, mùa hè thêm kim ngân hoa 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
– Chữa các chứng viêm nhiễm (có tác dụng chống viêm rất tốt)
Mỗi ngày dùng 30 – 40g cành lá sói rừng tươi, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, liên tục 2 – 3 ngày hoặc có thể kéo dài ngày hơn.
Chữa đau lưng
Dùng cành lá sói rừng 10 – 15g, sắc với nửa rượu nửa nước, chia ra uống trong ngày.
– Chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp
Dùng cây tươi, giã nát, sao rượu, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ sắc với nước hoặc ngâm rượu uống.
– Chữa ngoại thương xuất huyết
Dùng cây tươi, giã nát, đắp; hoặc dùng 15-30g rễ, ngâm rượu uống.
– Chữa vết thương loét, không liền miệng
Dùng cành lá, lượng thích hợp, nấu nước rửa, ngày 1- 2 lần.
– Chữa trị bỏng
Dùng lá sói rừng, phơi khô, tán mịn, trộn thêm 2 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng; hàng ngày bôi vào chỗ bị bỏng…
Bài viết được tổng hợp từ phần mềm máy tính