Bệnh trĩ ở trẻ em khiến nhiều người đôi khi lầm tưởng là một triệu chứng bệnh khác chứ không phải trĩ. Sự thật hoàn toàn ngược lại. Trẻ em cũng là một trong những đối tượng củabệnh trĩ. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em để giúp con em mình điều trị bệnh dễ dàng và hiệu quả hơn.
Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, các mẹ cần lưu ý vì mức độ nguy hiểm khi bệnh biến chứng ở trẻ em cũng không kém người trưởng thành. Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh này là do chế độ ăn uống, vệ sinh kém…
Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Vì thế, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.
Đồng thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Trẻ bị bệnh trĩ nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng…
Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo vệ. Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như đại tiện ra máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.
Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo dưỡng. Ở nhà, gia đình có thể áp dụng một trong cách sau để hạn chế tác hại của bệnh:
– Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.
– Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.
– Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, …để cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngoài ra một số bài thuốc đông y cũng có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị trĩ cho trẻ như:
Có thể dùng loại canh có tác dụng lời khí: Hoàng kì, đảng sâm, ngũ bội tử, kha tử, bạch truật, kim anh tử, cốc nha, sơn tra mỗi loại 10g; thăng ma 3g, cam thảo 6g. Mỗi ngày một thang, đun sôi, ngày uống hai lần.ngoài ra cho thêm bột đầu ba ba 3g, mỗi ngày 2 lần. Ba ba để cả đầu, đặt trên một tấm sành, sấy khô, nghiền thành bột.
– Trị liệu ngoài: Có thể sử dụng 5 loại bột thuốc: Ngũ bội tử 12g, con hàu, long cốt, mỗi loại 12g, chỉ thực 3g. Bốn vị thuốc đầu nghiền chung thành bột mịn, sau đó cho bạch dược Vân Nam vào trộn lẫn, dùng bôi ngoài. Đầu tiên người bệnh ngồi ngâm trong nước muối ấm nồng độ 3%, sau đó dùng thuốc bội ngoài, sau đó lại dùng hỗn hợp bột rắc lên một lớp mỏng trên bề mặt lớp loét, sau đó nằm nghỉ khoảng một giờ, thông thường dùng 3- 5 ngày thì sẽ khỏi. Hoặc dùng dung dịch được chế biến từ thảo mộc: Vỏ quả lựu, ngũ bội tử, phèn chua nghiền thành bột mịn, sắc nước, dùng để rửa ngoài hậu môn, mỗi ngày 2 lần, hiệu quả rất nhanh.
Trên đây là một số cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả. Hãy luôn biết cách chăm sóc tốt cho con em mình để trẻ có thể phát triển toàn diện