Công dụng chữa bệnh của quả bưởi và lưu ý khi ăn bưởi

Công dụng trị bệnh của quả bưởi

Bưởi vị ngọt hơi chua, tính hàn, có công hiệu đối với tiêu hóa, điều chỉnh khí huyết, làm tan đờm, giải độc do uống rượu. Có thể trị các triệu chứng ăn không tiêu, chướng bụng, buồn nôn, ho nhiều đờm, người uống quá nhiều rượu bị say.  
Vỏ bưởi vị ngọt pha đắng và cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu thực, tan đờm, chống tức ngực do ho, có thể dùng cho các bệnh như ho nhiều đờm, ăn không tiêu, tức ngực, đau chướng bụng do lạnh. Nhân hạt bưởi có thể dùng chữa sa ruột.

Hoa bưởi đào vị đắng, cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu phong hàn, phong thấp, tan đờm, tiêu thức… trị các chứng phong hàn, ho, ngứa cổ họng, ăn không tiêu, tức ngực, buồn nôn…

 buoi-1
Bài thuốc ứng dụng

1. Phụ nữ có thai hay nôn ọe: Bưởi 5-8 quả, bỏ vỏ hạt, vắt lấy đường đun nhỏ lửa cho sôi, thêm vào 500g mật ong, 100g đường kính, 10ml nước gừng tươi, đun thành dạng sền sệt rồi cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần một thìa canh pha với nước sôi, ngày uống 2 lần.
2. Ho nhiều đờm: Múi bưởi bỏ hạt, cắt nhỏ cho vào bình miệng rộng, đổ rượu ngập rồi đun cho nhừ, trộn thêm mật ong, thỉnh thoảng xúc một thìa ngậm trong miệng.  

3. Ăn không tiêu: Vỏ bưởi rửa sạch, gọt vỏ lớp ngoài cùng rồi cắt thành sợi, đổ đường trắng vào ngâm trong một tuần, mỗi lần uống 15g, ngày 2-3 lần.  

4. Họng ngứa, ho, đờm loãng máu trắng: Bưởi đào 10g, trộn với đường và nước, ép lấy nước, thay nước chè.  

5. Chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng: Vỏ bưởi khô sao vàng thơm 12g, vỏ quýt sao thơm 12g, gừng tươi 3 lát. Tất cả sắc với 300ml nước lấy 100ml, chia làm 2 lần uống nóng trong ngày.

6. Người già ho lâu ngày: Cùi bưởi và đường phèn đun chín, mỗi ngày uống 50-100g.  

7. Ho khan: Vỏ bưởi nghiền thành bột, đun nóng với ngư tinh (bán ở các hiệu thuốc bắc), ngày uống 4 lần, mỗi lần 3-6g.
8. Chữa tức ngực đau sườn, giải uất trong gan: Dùng vỏ một quả bưởi còn nguyên, đem nướng cháy rồi cạo vỏ, cho vào nước sạch ngâm một ngày cho hết đắng. Sau đó cắt thành miếng rồi cho vào đun với nước, khi gần chín cho 2 củ hành vào, thêm muối, dầu ăn, dùng ăn kèm trong bữa ăn.  

9. Cảm cúm, nhức đầu, sốt cao, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi: Lá bưởi 50g, lá sả 20g, lá hương nhu 20g, lá tre 20g. Tất cả cho vào nồi, bịt kín miệng đun sôi 5 phút rồi đem xông.  

10. Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng: Hạt bưởi để cả vỏ cứng 100g, rửa sạch cho vào cốc thủy tinh to, rót 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như cháo, gạn bỏ hạt uống nước sau bữa ăn 2 tiếng. Uống liên tục hằng ngày khi hết đau thì thôi.  

11. Chữa chướng bụng buồn nôn: Bưởi 1 quả (bỏ hạt, ép lấy nước), trần bì 9g, gừng tươi 6g, thêm đường đỏ nấu lên rồi uống. Bưởi chữa đái đường, béo phì và tim mạch Bưởi chứa nhiều Vitamin, nhất là vitamin C. Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện trong nước bưởi có chứa insulinl; có thể làm hạ đường huyết. Mỗi ngày ăn một quả bưởi chua sẽ có tác dụng rất tốt cho những người mắc bệnh đái đường, béo phì và người mắc bệnh tim mạch.

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn bưởi.

Bệnh nhân tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bưởi

Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng…

Không được ăn bưởi khi uống một số loại thuốc

Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.

buoi

Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride… Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Do vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất là không nên ănbưởi và uống nước ép từ bưởi. Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.