Ăn dặm kiểu nhật – Thực đơn, phương pháp ăn dặm khoa học nhất

Ăn dặm kiểu nhật là gì ? Tại sao chúng lại được các bà mẹ tin tưởng và áp dụng ? Trong bài hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách ăn dămvô cùng khoa học được áp dụng nhiều này nhé.

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé một cách đầy đủ các chất dinh dưỡng và kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động một cách trơn tru. Tuy nhiên ăn như thế nào là phù hợp và cách ăn dặm kiểu nhật ra sao ? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Ăn dặm kiểu nhật đúng cách theo bốn giai đoạn

Giai đoạn 1 (5~6 tháng tuổi) – làm quen với muỗng

Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn, vì thế, ở tuần đầu tiên chỉ cho bé ăn cháo trắng nghiền nhuyễn, rây qua lưới (không nêm gia vị; nấu theo tỉ lệ 1:10 (5 ml gạo + 50 ml nước), giống như cháo loãng để bé dễ nuốt thức ăn không cần nhai. Từ tuần thứ hai trở đi, có thể cho bé ăn thêm một chút rau, củ, quả. Rau bina (còn gọi là rau chân vịt hay cải bó xôi) là loại rau xanh giàu vitamin và dễ tiêu hóa nên người Nhật thường dùng để chế biến món ăn dặm cho bé (chỉ dùng phần lá, bỏ cuống). Do giai đoạn này chủ yếu là tập cho bé nuốt thức ăn dạng bột, làm quen với các vị thức ăn khác ngoài sữa và làm quen với việc ăn bằng muỗng. Vì vậy, ban đầu nên cho bé ăn từ ít đến nhiều: 2 ngày đầu tiên cho bé ăn 1 muỗng (15 ml), 3 ngày tiếp theo 2 muỗng (30 ml), 3 ngày tiếp theo 3 muỗng (45 ml) , 7 ngày tiếp theo 4 muỗng (60 ml) … Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không ăn, không nên ép bằng mọi cách mà hãy ngừng khoảng 2~3 ngày. Sau đó, tiếp tục chế biến thức ăn mịn hơn và thử cho bé ăn lại.

 

an-dam-kieu-nhat

                                                                      Ăn dặm kiểu nhật

Ngoài ra, khi mới cho ăn dặm, người Nhật thường hạn chế dùng các gia vị có nhiều dầu, muối hay đường hoặc nêm muối để bé có thể biết được vị tự nhiên của thực phẩm, từ đó đưa ra lựa chọn (thích hoặc không thích, ăn ít hoặc ăn nhiều). Bữa ăn dặm nên được tách ra riêng biệt so với cữ sữa của bé. Một phần là để cho bé nhận thức được đó là ăn dặm, phần khác quan trọng hơn là để phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra nếu kết hợp thực phẩm nào đó với sữa. Thời gian cho ăn thường được khuyên là 9 – 10h sáng, đây là thời điểm bé tỉnh táo và dễ dàng hợp tác. Tuy nhiên giờ ăn có thể thay đổi để phù hợp với lịch sinh hoạt của từng gia đình.

Giai đoạn 2 (7 – 8 tháng tuổi) – bé tập nhai

Đây là giai đoạn bé biết nhai trệu trạo, bé có thể đẩy mạnh lưỡi lên hàm trên để làm tan thức ăn, nên những món hấp có độ mềm như cháo không cần nghiền nhuyễn bé cũng có thể ăn được. Giai đoạn này nên tăng chủng loại thực phẩm để bé làm quen với nhiều vị thức ăn khác nhau. Thức ăn của bé chỉ cần nghiền nhỏ (không cần nghiền thành bột) và cho thêm bột gạo tạo độ trơn để bé dễ nuốt. Có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc các loại cá có thịt màu đỏ. Nên thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Những loại rau mềm như rau bina chỉ cần nấu mềm đi một nửa là vừa. Có thể cho bé ăn mì sợi nấu mềm như cháo 1:7, cắt nhỏ sao cho bé có thể bốc ăn bằng tay. Bé rất thích nuốt mì hoặc thức ăn dạng sợi dài 2~3 cm (nui, bánh canh, phở, bún). Giai đoạn này cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7 (10 ml gạo + 70 ml nước).

Giai đoạn 3 (9 – 11 tháng tuổi) – bé tập bốc

Ở giai đoạn này, cho bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính. Bé đã có thể nhai tốt thức ăn bằng lợi. Vì vậy, thức ăn được nấu mềm sao cho bé có thể nhai bằng lợi (độ mềm như chuối là vừa). Có thể tập cho bé ăn những món ăn cứng hơn một chút. Thức ăn của bé được cắt to khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2 ~ 3 cm để bé có thể tự bốc ăn hoặc cầm nĩa ghim thức ăn cho vào miệng. Bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau bina (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn. Bé có thể ăn hầu hết các món cá nấu chín. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt. Giai đoạn này cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 (20 ml gạo + 100 ml nước).

Giai đoạn 4 (12 – 15 tháng tuổi) – bé tập ăn cơm

Bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính cùng thời gian với bữa ăn của người lớn. Giai đoạn này bé có thể ăn được thức ăn to và cứng hơn giai đoạn trước. Có thể cho bé ăn cơm nát rồi đến cơm. Ngoài ra, tập cho bé tự ăn bằng muỗng và nĩa.   Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc ngừng cho bé uống sữa bột. Lúc này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g). Để tập cho bé biết tự ăn, nên chế biến các món mà bé có thể tự bốc ăn như các món làm từ bánh mì lát hoặc cơm nắm. Nên tạo thức ăn có hình dạng và màu sắc bắt mắt để bé thích ăn hơn. Để tập cho bé biết tự ăn, nên chế biến các món mà bé có thể tự bốc ăn như các món làm từ bánh mì lát hoặc cơm nắm. Nên tạo thức ăn có hình dạng và màu sắc bắt mắt để bé thích ăn hơn.

Phuong-phap-an-dam-kieu-nhat

Phương pháp ăn dặm kiểu nhật khoa học

thuc-don-an-dam-kieu-nhat

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật

Vậy là qua bài viết này chúng tôi đã giới thiệu đến cho bạn phương pháp ăn dặm kiểu nhật theo từng giai đoạn rồi phải không ? Hy vọng bài viết này mang đến thêm kiến thức bổ ích cho các mẹ.