Đau bên hông trái là bệnh gì? có nguy hiểm hay không

Đau hông bên trái là một tình trạng khá phổ biến và ai cũng có thể mắc một vài lần trong đời, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau bên trái hông không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, vận động của cơ thể mà trong nhiều trường hợp nó còn là dấu hiệu cảnh báo một bệnh nào đó đáng lo ngại.

Đau hông bên trái là bệnh gì ?

Hông trái được hiểu là vị trí gồm mạn sườn trái, vùng mông trái ở phía sau và vùng háng. Khi bị đau hông bên trái thì cần phân biệt được là đau tại vùng nào vì mỗi một vùng đau thể hiện nguồn gốc cơn đau khác nhau.

Đau hông bên trái là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau hông bên trái là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Cơn đau hông trái thường có các triệu chứng đặc trưng như: Cơn đau tăng nặng khi di chuyển. Người bệnh có thể bị đau nhói hoặc đau âm ỉ vài ngày. Nếu là các cơn đau cấp tính thì thường rất khó để giảm đau, cơn đau nặng có thể lan xuống phần dưới bìu của nam hoặc phần môi bé của nữ. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây đau hông trái:

  • Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
  • Đau thần kinh liên sườn: Dây thần kinh liên sườn là dây thần kinh chạy dọc từ xương sườn tới mông. Nếu do bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương dây thần kinh này thì có cũng sẽ sinh ra các cơn đau trên đường đi của nó. Khi dây thần kinh liên sườn bên trái bị tổn thương thì nó gây đau hông bên trái.
  • Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, kéo dài từ phần thắt lưng tới tận các ngón chân. Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, một trong những biểu hiện của hội chứng này là việc người bệnh bị đau bên trái hông (Chiếm 70 % trường hợp0 và lan xuống phía đùi sau, bắp chân…
  • Hội chứng thắt lưng hông: Đặc trưng bởi cơn đau bắt nguồn từ cột sống rồi lan đến vùng mông và phần mặt sau của đùi làm cho người bệnh không thể ngồi xổm hoặc đi lại. Cơn đau hông bên trái này thường có liên quan đến việc dây thần kinh hông to ở phía sau mông bị tổn thương.
  • Viêm khớp háng: Đặc trưng bởi các cơn đau tại vị trí vùng háng sau đó lan sang vị trí xung quanh gây đau mông trái. Cơn đau tăng lên khi vận động và đau rất rõ nếu người bệnh dạng chân, leo cầu thang hoặc xoay chân. Đặc biệt, cơn đau thường xảy ra vào buổi sáng hoặc chiều tối, nếu ấn vào vùng hông ở mặt ngoài bên trái thì sẽ thấy rất đau.
  • Viêm khớp phần hông: Là một trong những nguyên nhân gây đau hông bên trái, đau nhức từ mông xuống bắp chân khiến cho người bệnh rất khó khăn khi di chuyển hay vận động.
  • Bệnh sỏi thận: Cơn đau mông bên trái gây ra bởi bệnh sỏi thận thường khu trú tại vùng mạn sườn bên trái, vùng bụng phía bên trái, có thể đau xuyên qua lưng, cơn đau có thể theo cơn và đau quặn thắt làm cho người bệnh không thể vận động hay đi lại bình thường. Ngoài ra, cơn đau hông bên trái do sỏi thận thường kèm theo các triệu chứng khác như: Tiểu buốt, đau, tiểu ra máu.
  • Viêm đại tràng: Biểu hiện bởi tình trạng đau bên hông trái kèm thêm các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu.
  • Tắc ruột: Nếu thức ăn trong ruột non vì nguyên nhân nào đó không được tiêu hóa kịp thì sẽ gây ra các cơn đau thắt tại vùng hông bên trái.
  • Đau hông trái do rối loạn tử cung: Phụ nữ bị rối loạn tử cung, có vấn đề về hông và buồng trứng thường có biểu hiện đau phần hông bên trái.
  • Zona thần kinh: Nếu các nốt phồng bóng nước – đặc trưng của zona thần kinh xuất hiện tại bờ sườn trái thì chúng có thể khiến cho người bệnh bị đau hông bên trái.
  • Một số bệnh lý khác: Viêm đài bể thận, sỏi niệu quản trái, viêm tụy, hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày,… cũng có thể khiến bạn bị đau ở hông trái bất cứ lúc nào.

Một số nguyên nhân gây đau hông trái khác

  • Chấn thương: Các tổn thương gây ra bởi tai nạn, chấn thương trong lúc làm việc, chơi thể thao… có thể gây ảnh hưởng tới vùng cột sống và gây đau hông bên trái.
  • Luyện tập sai cách: Luyện tập các tư thế khó trong yoga, vận động quá sức khi chơi thể thao… đều có thể gây căng cơ quá mức và gây đau phần hông bên trái hoặc phải.
  • Tư thế vận động sai: Ngồi máy tính quá lâu, ngồi gù lưng, vẹo lưng, cúi ôm vật nặng không đúng cách… là những nguyên nhân cơ học gây đau mông bên trái.
Đau hông trái có thể xảy ra do chấn thương, sai tư thế hoạt động

Đau hông trái có thể xảy ra do chấn thương, sai tư thế hoạt động

Cách giảm đau hông trái tại chỗ nhanh nhất

Đối với các cơn đau nhức bên trái hông cấp tính khiến người bệnh rất khổ sở trong sinh hoạt thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm đau nhức như:

  • Thuốc giảm đau thông dụng: Paracetamol, efferalgan codein, Acetaminophen, morphine.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Meloxicam hoặc Diclofenac.
  • Thuốc giãn cơ: Myonal hoặc Mydocalm.

Ngoài uống thuốc, người bệnh bị đau hông bên trái còn có thể điều trị khắc phục cơn đau bằng các biện pháp như:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ: Người bệnh nằm nghiêng về phía bên trái, nằm thẳng người để cơ thể thư giãn, thoải mái.
  • Chườm nóng/lạnh: Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh (nếu bị sưng) để giúp giảm các cơn đau tức thì.
  • Giảm đau ở mông bên trái bằng vật lý trị liệu: Các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, kéo giãn cơ có thể khắc phục khá tốt các cơn đau hông trái.
Giảm nhanh các cơn đau ở hông bên trái bằng vật lý trị liệu

Giảm nhanh các cơn đau ở hông bên trái bằng vật lý trị liệu

Để phòng tránh việc bị đau hông bên trái thì trong sinh hoạt cần chú ý những điều sau:

  • Thay đổi tư thế làm việc: Làm việc, hoạt động, ngồi đúng tư thế để không gây áp lực lên vùng hông bên trái gây đau.
  • Không chơi thể thao quá sức: Khi chơi thể thao, tập thể dục thì cần tập đúng động tác, ưu tiên các bài tập vừa sức với mình rồi mới từ từ nâng cao độ khó, không quá sức quá mức khi luyện tập, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong các buổi tập.
  • Bổ sung thêm nước: Người bệnh đau hông bên trái nên uống đủ nước, tối thiểu 1,5 lít nước một ngày.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp cơ bắp dẻo dai, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất để giúp xương chắc khỏe.
  • Tránh xa các chất kích thích: Không dùng hoặc hạn chế dùng đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn, các chất kích thích quá thường xuyên vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị.
  • Không đi giày, dép quá cao: Hạn chế đi giày cao gót đối với phụ nữ. Không đi chân đất. Hãy đi một đôi dép đủ thoải mái để hỗ trợ bạn trong quá trình di chuyển.