Được và mất ở đời, dũng cảm đối mặt là con đường sáng suốt

Chủ đề phỏng vấn của một nhà hàng nổi tiếng: Khi khay đồ ăn rơi mà bạn không thể đỡ được, thì bạn sẽ làm gì?
 
Đáp án tốt nhất là quăng chiếc khay về phía gần bạn nhất nơi không có phụ nữ và trẻ em.
 
Câu hỏi này cho ta biết một đạo lý: Nếu bạn đã bị mất mát thì hãy cố gắng để tổn thất càng ít càng tốt.
 
Nếu câu hỏi đổi thành như sau: Bạn đang làm một công việc mà bạn không hề thích thì bạn nên làm gì? Bạn có tìm cách nhanh nhất để bỏ việc đó?
 
Những lý do khiến chúng ta không bỏ việc mặc dù công việc không phù hợp với mình là vì: “Chúng ta dù sao cũng đã làm lâu rồi”; sợ “uổng phí bốn năm ăn học”.
 d_hongdao-153013113038-duoc-va-mat-1
Vì sao chúng ta lại dựa trên quá khứ đã qua mà không hướng về tương lai để quyết định? Có thể dùng một thuật ngữ kinh tế gọi là “Hiệu ứng chi phí chìm” (Sunk Cost Effects) để giải thích hiện tượng này.
 
Hãy tưởng tượng rằng bạn đến rạp chiếu phim, bạn quyết định bỏ ra 50 ngàn để xem một bộ phim. Xem được 15 phút, bạn thấy bộ phim rất nhàm chán, biết rằng bộ phim này không có giá trị. Bây giờ bạn sẽ quyết định thế nào: “Ngồi xem tiếp hay bỏ về luôn?”
 
Từ quan điểm kinh tế, nếu bạn đã xác định được bộ phim vô giá trị, lựa chọn hợp lý nhất là bỏ về ngay lập tức. Bởi vì khi thời điểm bạn vào nhà hát, đã mất 50 ngàn (chi phí chìm), sau khi xem 15 phút, nếu bỏ về bạn có thể tiết kiệm một giờ rưỡi, nếu bạn tiếp tục xem, bạn sẽ lãng phí một giờ rưỡi, điều này được gọi là chi phí bổ sung.
 
Chi phí chìm chính là chi phí đã bị tổn thất, vì tổn thất này mà giá thành tăng lên, cuối cùng dẫn đến kết quả tồi tệ. Những đầu tư đã bị tổn thất sẽ trở thành kinh nghiệm để phán đoán cho những đầu tư trong tương lai. Đây chính là hình thức chi phí chìm. Do sợ bị tổn thất, nên tiếp tục đầu tư, cuối cùng tổn thất càng lớn hơn. Đây chính là sai lầm chúng ta  thường mắc phải.
 
Khi bạn đi qua một cửa hàng, nhìn thấy một tấm biển “giảm giá 300 ngàn” trong đầu bạn nghĩ nếu hôm nay không mua thì sẽ mất 300 ngàn, kết quả bạn quyết định bỏ ra 1 triệu mua một bộ quần áo. Cuối cùng bạn nhận ra mình mất nhiều hơn, bởi vì bạn thực sự không thích bộ quần áo này lắm, bạn mặc hai lần rồi cất vào trong tủ không mặc nữa. Do sợ mất 300 ngàn, kết quả mất cả triệu.
 
Thời đại học, tôi rất thích chơi game “Starcraft” (trò chơi điện tử loại viễn tưởng). Từng nghe một câu chuyện, có một người rất mê game này, cả chiến thuật lẫn thao tác đều rất tốt, nhưng luôn thua trong những thời khắc quan trọng. Sau đó một “cao thủ” đã chỉ cho anh ta: “Bạn quá sợ mất mát rồi, thiếu một quân mà rút lui, người ta thừa lúc công kích, cũng đủ thời gian tạo thêm quân, bạn chỉ quan tâm đến việc bảo toàn quân số, cuối cùng đánh không tốt.” Người này hiểu ra, cuối cùng trở thành một game thủ tài giỏi.
 
Bạn đã từng gặp vấn đề này trong cuộc sống chưa? Bởi vì giấu giếm một chuyện nhỏ mà phải nói dối. Sau đó sợ bị bại lộ lại tiếp tục nói dối nhiều hơn, cuối cùng bại lộ, thất bại thê thảm.
 
Con người đối với cảm giác mất mát mạnh hơn 4 lần so với cảm giác nhận được. Bạn thử đặt mình trong tình huống náy nhé, nếu tôi vay bạn 100 đồng, trả lại 102 đồng; tôi vay bạn 100 đồng trả bạn 98 đồng. Được thêm 2 đồng ấy nhưng lại không gây kích động bằng mất đi 2 đồng.
 
Chúng ta rất sợ bị mất, mà không nghĩ rằng mình có thể đạt được. Nếu dũng cảm chấp nhận những mất mát này, thì chúng ta sẽ có cơ hội để bù đắp lại những tổn thất đó trong tương lai.
 
Được và mất, đó là hai mặt của cuộc sống, tuy đối lập nhau nhưng lại có quan hệ khăng khít, vì mất đi nên mới có được, dù biết rằng mất bao giờ cũng khó chấp nhận hơn được, mất mát bao giờ cũng đi kèm với sự luyến tiếc, thất vọng.
 
Bởi vậy, nếu có một lúc nào đó cuộc sống không như ý bạn, có một lúc nào đó cuộc sống lấy đi của bạn một thứ gì quý giá, xin bạn đừng quỵ ngã, hãy giữ niềm tin và cố gắng thật nhiều, bởi một mai bạn sẽ nhận ra cuộc sống sẽ không bao giờ lấy đi tất cả những gì của bạn