Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây và liều lượng sử dụng

Cây chùm ngây từ lâu được biết đến là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Nhưng thực sự giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây mang lại là gì và cách chế biến ra sao. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng và cách chế biến cây chùm ngây

Giá trị dinh dưỡng và cách chế biến cây chùm ngây

Giá trị dinh dưỡng: trong cây chùm ngây thì bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất chính là lá chùm ngây, nó có chứa nhiều dưỡng chất hơn cả hoa và quả. Tính theo trọng lượng thì lượng vitamin C hơn trong cam 7 lần, vitamin A hơn trong cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần cải bó xôi, đạm nhiều gấp đôi sữa chua và potassium gấp 3 lần trái chuối. Rau chùm ngây là nguồn thức ăn rất tốt cho người già, trẻ nhỏ và bà mẹ vừa mới sinh con.

>> Xem thêm: http://sammy.vn/tac-dung-cua-nhan-sam-nhan-sam-hoa-ky-voi-cac-loai-benh-137.html

1. Giá trị chữa bệnh

Các bộ phận của cây chùm ngay có chứa rất nhiều các loại khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Là một loại cây cung cấp một hỗn hợp rất nhiều hợp chất quý hiếm như: zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Và theo như một số nguồn thông tin nghiên cứu đã công bố thì trong cây chùm ngây có chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.

Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây

Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây

2. Giá trị trong ẩm thực

Với nguồn dưỡng chất phong phú và đa dạng thì việc sử dụng rau chùm ngây để chế biến các món ăn mang lại rất nhiều lợi ích và giá trị.

Lá chùm ngây có thể dùng để nấu canh với tôm tươi hoặc là tôm khô rất là ngon hoặc nấu chay với nấm (rau chùm ngây có mùi vị tương tự như rau ngót), trộn salad, ăn sống, xào thịt, trứng, xay nhuyễn thành nước sinh tố chùm ngây.

Cách chế biến rau chùm ngây

Cách chế biến rau chùm ngây

Nếu lá chùm ngây phơi khô tán thành bột thì có thể để được rất lâu mà cũng không làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu. Bột chùm ngây khô có thể sử dụng để nấu cháo, bột trẻ em, làm bánh, pha trà chùm ngây rất là ngon.

Hoa chùm ngây là bộ phận có rất nhiều mật ngọt giàu chất dinh dưỡng, có thể dùng để làm rau, phơi khô nấu lấy nước uống như là một vị trà, Những trái non thì được dùng để xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đâu cove bạn sẽ thấy được hương vị của món ăn này tương tự như măng tây.

3. Liều lượng sử dụng

– Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20gr lá tươi chùm ngây cung cấp 0% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% Chất sắt, 10% chất đạm cần thiết và hàm lượng Potassium , Đồng, …và Vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ .
– Đối với bà mẹ đang cho con bú thì chỉ cần dùng 100gr lá tươi mỗi ngày có đã đủ cung cấp Calcium , Vitamin C, VitaminA ,Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày rồi.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng chùm ngây

Mỗi ngày nên dùng từ 100-150g rau chùm ngây là đủ, đặc biệt không nên dùng cùng một lúc. Tuy là rau chùm ngây không có độc tính nhưng tính mát và nhuận trường chính là hai ưu điểm của tinh chất này nhưng nó lại có thể gây ra một số phản ứng phụ nếu như sử dụng không đúng liều lượng và đúng cách.

> Xem thêm: