Máu nhiễm mỡ là hiện tượng loạn mang tới tăng thêm chất béo , còn được biết với tên lipid, trong máu của bạn. Bệnh máu nhiễm mỡ có khả năng chữa trị được , tuy nhiên nó có khả năng được chữa trị kết thúc hay không , có tái phát trở lại hay không ? thông tin dưới đây sẽ đáp cụ thể các nghi vấn này của bạn.
Giải đáp: Mỡ máu cao có chữa được không?
Bệnh mỡ máu cao hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu bạn phát hiện sớm ở giai đoạn nhẹ, bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập điều độ. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, tình trạng này rất khó phát hiện do tiến triển âm thầm, đa phần triệu chứng hay trùng lặp với nhiều bệnh lý khác nên gây cho người bệnh tâm lý chủ quan, cách duy nhất để phát hiện mỡ máu chính xác là đi khám. Nhiều người lo lắng việc điều trị mỡ máu cao rất khó khăn, nhưng thật ra, bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng 3 cách đơn giản sau:
1. Ăn uống lành mạnh
– Bổ sung thêm nhiều chất xơ: Thực phẩm nhiều chất xơ có thể giúp làm giảm cholesterol máu bằng cách khiến cho axit mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn, nhờ đó hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. Chất xơ có thể làm giảm chỉ số triglyceride, LDL và tăng chỉ số cholesterol tốt HDL, nhờ đó loại bỏ nguy cơ bệnh lý tim mạch như mỡ máu cao, xơ vữa động mạch…
– Bổ sung thực phẩm chứa chất béo tốt: Những thực phẩm chứa chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch bao gồm:
+ Chất béo không bão hòa đa: Có nhiều trong dầu đậu nành, bơ thực vật… Loại chất béo giúp hạ mức cholesterol trong máu, tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều vì có thể làm giảm lượng cholesterol tốt cho cơ thể.
+ Chất béo không bão hòa đơn: Có trong dầu ô liu, bơ, đậu phộng, các loại đậu khô, đậu Hà Lan… giúp làm giảm cholesterol xấu mà không ảnh hưởng tới cholesterol tốt, hỗ trợ điều trị mỡ máu cao hiệu quả.
+ Axit béo omega-3: Omega-3 có nhiều trong các loại hải sản như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu… hay dầu hạt lanh, quả óc chó. Đây là loại chất béo giúp làm giảm mức cholesterol toàn phần, cải thiện mỡ máu.
2. Từ bỏ thói quen xấu
– Hút thuốc lá: Thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm giảm chỉ số tốt HDL và tăng chỉ số xấu LDL. Thói quen hút thuốc sẽ khiến lượng mỡ trong cơ thể khó đào thải, dẫn đến tình trạng mỡ thừa trong máu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, hẹp mạch máu,…
– Uống rượu bia: Thói quen uống rượu ở mức độ vừa phải khoảng 1 ly mỗi ngày có thể giúp làm giảm chỉ số LDL, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều rượu gây gia tăng cholesterol toàn phần, chất béo trung tính, tăng huyết áp, dẫn đến tổn thương gan và các bệnh lý tim mạch khác.
– Ăn thực phẩm nhiều muối, dầu mỡ: Những món ăn dầu mỡ thường chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, làm cho tình trạng mỡ máu trầm trọng, gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp, làm bệnh diễn biến khó lường.
– Ít vận động, ngồi quá nhiều: Những người lười vận động, thường xuyên ngồi nhiều sẽ có nguy cơ cao mắc mỡ máu, bệnh tim mạch. Bởi khi cơ thể ít vận động sẽ làm giảm nồng độ cholesterol tốt và tăng nồng độ lipoprotein xấu.
3. Tập thể dục thường xuyên
– Yoga: Các bài tập yoga giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ khả năng làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL. Yoga là bộ môn nâng cao sức khỏe thể chất, đem đến tinh thần thoải mái, thư giãn, cải thiện vóc dáng và đẩy lùi chứng mỡ máu cao hiệu quả.
– Đạp xe: Đạp xe là bài tập có khả năng tiêu thụ năng lượng cao, giúp đốt cháy lượng mỡ thừa, giảm cholesterol hiệu quả. Đạp xe đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Tốt cho cơ xương, thư giãn tinh thần, tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát tiểu đường, cân nặng,…
– Đi bộ: Đi bộ là bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Đây là cách tập luyện hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt người bị mỡ máu. Việc đi bộ với nhịp điệu nhanh và đều sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, đốt cháy calo và các mô mỡ.
Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu
Tăng cholesterol máu gia đình chỉ chiếm một phần nhỏ, cứ 300 người mới có một người mắc, số người bị mỡ máu cao thông thường đến từ chế độ ăn uống, lối sống. Vì vậy, để phòng ngừa mỡ máu cao cần giải quyết từ nguyên nhân:
- Nếu đang mang thai, nên ăn đủ chất, không nên ăn theo số lượng, không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn vô tình hình thành thói quen cho trẻ sơ sinh thích điều đó.
- Giữ cân nặng ở mức bình thường (BMI từ 18,5 – 22,9)
- Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn
- Ăn uống lành mạnh: tránh mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, tăng cường chất xơ từ rau xanh, vitamin từ hoa quả màu sắc rực rỡ và chất béo tốt như omega-3,…
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để đốt cháy mỡ thừa, duy trì cân nặng, tăng cường thúc đẩy lưu thông máu
- Liệt kê các loại thuốc đang dùng cho bác sĩ
- Sử dụng thuốc theo chỉ định
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Xem thêm: Mỡ máu cao kiêng ăn gì