HOÀNG ĐẰNG (Thân và rễ)
Caulis et Radix Fibraureae
Thân và rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre và Fibraurea tinctoria Lour.), họ Tiết dê (Menispermaceae).
Mô tả hoàng đắng
Những đoạn thân và rễ hình trụ thẳng hoặc hơi cong, dài 10 – 30 cm, đường kính 1 – 3 cm, có khi tới 10 cm. Mặt ngoài màu nâu có nhiều vân dọc và sẹo của cuống lá (đoạn thân) hay sẹo của rễ con (đoạn rễ). Mặt cắt ngang có màu vàng gồm 3 phần rõ rệt: phần vỏ hẹp, phần gỗ có những tia ruột xếp thành hình nan hoa bánh xe, phần ruột ở giữa tròn và hẹp; thể chất cứng, khó bẻ gãy, vị đắng.
Vi phẫu: Cả 2 loài có cấu tạo thân và rễ giống nhau.
Thân: Lớp bần còn sót lại gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng có hình gần tròn, hình trứng hay hình chữ nhật, rải rác có những tế bào mô cứng, thành dày, khoang rộng có nhiều vân rõ. Tinh thể calci oxalat hình lập phương, hình chữ nhật hay hình thoi nằm trong các tế bào mô cứng hoặc gần các tế bào mô cứng. Vòng mô cứng liên tục, uốn lượn, lồi lõm theo các bó libe-gỗ, gồm những tế bào thành dày, khoang rộng, rải rác cũng có tinh thể calci oxalat. Bó libe nằm sát vòng mô cứng, phân cách nhau bởi các tia ruột hẹp, gồm 2 – 3 hàng tế bào hình chữ nhật. Bó gỗ gồm nhiều mạch gỗ to, phân cách nhau bởi những tia ruột, rải rác cũng có vài tế bào mô cứng. Mô mềm ruột gồm những tế bào tròn hay nhiều cạnh.
Rễ: Lớp bần còn sót lại gồm những tế bào hình chữ nhật thành dày. Tầng phát sinh ngoài gồm 1 lớp tế bào thành mỏng xếp đều đặn. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, vòng mô cứng liên tục gồm những tế bào thành dày hóa gỗ, có vân rõ, rải rác nhiều tinh thể calci oxalat hình lập phương hoặc hình thoi. Libe và gỗ cấp II chia thành 2 hoặc 3 nan quạt. Mỗi nan quạt bị các tia ruột rộng cắt thành nhiều nhánh.
Bột hoàng đắng
Bột màu vàng. Soi dưới kính hiển vi thấy: Tế bào mô cứng hình chữ nhật, hình thoi hoặc gần như tròn màu vàng. Mảnh mạch điểm, mạch vạch. Mảnh mô mềm có tế bào chứa tinh bột. Tinh thể calci oxalat hình lập phương hay hình khối chữ nhật. Các hạt tinh bột có dạng tròn, hình chuông hay hình trái xoan, có nhiều hạt kép đôi, rốn rõ, đường kính 10 – 23 mm.
Định tính
- Quan sát lát cắt dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm sẽ thấy phát quang màu vàng tươi.
- Chiệt 0,10 g bột dược liệu với 3 – 4 ml dung dịch acid sulfuric 1% (TT). Lọc lấy dịch lọc. Thêm từ từ 2 ml dịch lọc theo thành ống nghiệm có 0,5 ml nước clor (TT), giữa 2 lớp dung dịch sẽ có một vòng màu đỏ.
- Ngâm 0,20 g bột dược liệu trong 2 ml ethanol 90% (TT) trong 1 giờ. Nhỏ lên phiến kính 1 giọt dịch chiết, rồi nhỏ vào đó 1 giọt acid nitric 32% (TT). Sau 5 – 10 phút đem soi kính hiển vi sẽ quan sát thấy những tinh thể hình kim màu vàng.
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF 254.
Dung môi khai triển: n – butanol – acid acetic – nước (7 : 1: 2).
Dung dịch thử: Lấy 0,1 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 90% (TT), đun cách thủy 2 – 3 phút, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch palmatin clorid 0,1% trong ethanol 90% (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 2 vết màu vàng, trong đó có 1 vết có cùng màu và giá trị Rf với vết palmatin clorid trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Khi phun lên bản mỏng thuốc thử Dragendorff (TT), trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu đỏ cam và giá trị Rf với vết palmatin clorid trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 14%
Tro toàn phần hoàng đắng
Không quá 5%
Tạp chất
Không quá 1%
Định lượng
Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu, cho vào bình Soxhlet có dung tích 125 ml, chiết bằng ethanol 96% (TT)đến khi dịch chiết ethanol hết màu vàng. Cất thu hồi dung môi. Hoà tan cắn trong 20 ml nước cất nóng. Để trong tủ lạnh 6 giờ cho tủa hết nhựa. Lọc lấy dịch trong, rửa bình và phễu 2 lần, mỗi lần dùng 5 ml nước. Thêm vào dịch lọc dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) cho đến pH 1 – 2. Để trong tủ lạnh 10 – 12 giờ, lọc lấy tủa màu vàng qua phễu lọc xốp số 4 (đường kính lỗ xốp 10 – 16 mm), dùng 5 ml nước để kéo hết tủa trong bình vào phễu. Hoà tan tủa trong 20 ml ethanol 90% nóng (TT), lọc vào 1 bình đã cân bì, rửa phễu bằng 5 ml ethanol 90% (TT) nóng, làm bốc hơi ethanol. Sấy cắn ở 100 oC đến khối lượng không đổi rồi cân. Hàm lượng alcaloid toàn phần (X%) được tính theo công thức:
a: Cắn thu được tính bằng g.
b: Khối lượng bột dược liệu đem định lượng đã trừ độ ẩm tính bằng g.
Dược liệu phải chứa ít nhất 1% alcaloid toàn phần tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Lấy rễ và thân cây Hoàng đằng, rửa sạch, cạo sạch lớp bần, cắt thành từng đoạn phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản hoàng đắng
Để nơi khô, tránh mốc, mọt.
Tính vị, qui kinh
Khổ, hàn. Vào các kinh tâm, can, đởm, vị.
Công năng, chủ trị hoàng đắng
Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc.
Dựng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang
Cách dùng, liều lượng hoàng đắng
Ngày 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc
Kiêng kỵ
Bệnh thuộc hàn không nên dùng.