Mách bà nội trợ mẹo nên gia vị thơm ngon cho món ăn

Có thể nói gia vị quyết định món ăn của bạn sẽ ngon hay dỡ. Cho dù bạn ăn món ăn nào đó có bổ dưỡng đến mấy nhưng nếu không có gia vị thì bạn có nghĩ đến việc sẽ ăn lần thứ 2 hay không. Gia vị góp phần tạo nên hương vị giúp cho món ăn của bạn thêm thơm ngon và hấp dẫn hơn. Nhưng để nêm nếm gia vị như thế nào đúng cách, mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.

1. Muối

Muối là gia vị cơ bản nhất, dùng để tạo độ mặn cho món ăn. Muối còn kết hợp với bột ngọt giúp món ăn thêm đậm đà. Tuy nhiên, dùng muối quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Tùy món ăn mà cách nêm muối có khác nhau. Với món kho và chiên nên ướp muối vào thực phẩm trước fkhi nấu để không làm giảm độ ngọt của thịt, cá.

Món canh bạn nên nấu một lúc để chất ngọt từ thịt, cá tiết ra mới nêm muối. Khi luộc thức ăn, nước vừa sôi, cho muối vào trước khi cho rau củ hay thịt vào luộc, rau củ sẽ xanh mướt, thịt sẽ không bị thâm đen. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào để loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

gia-vi-tri-mun

2. Đường

Đường làm món ăn có vị ngọt hơn, tuy nhiên đối với các món nướng hoặc chiên chỉ cần ướp ít đường để không bị cháy khi chế biến. Đối với các món canh và món xào, bạn chỉ nên nêm đường khi đang nấu và nhất là phải nêm đường sau khi đã cho muối vào để giữ được vị ngọt của thực phẩm. Đặc biệt, bạn không nên nêm đường khi thức ăn gần chín vì đường lâu tan, sẽ ảnh hưởng đến vị giác, món ăn bị ngọt hơn. Với các món kho, cần ướp đường vào thức ăn trước cho ngấm, có thể nêm thêm trong quá trình nấu.

3. Bột ngọt

Bột ngọt làm dậy mùi cho thực phẩm, tạo vị ngọt riêng biệt, khác với hương vị của đường. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng một lượng thật ít để đảm bảo sức khỏe. Có thể ướp bột ngọt vào thực phẩm để nấu các món nướng và kho.

Riêng các món xào hay canh thì nêm nếm bột ngọt khi thức ăn gần chín và đã vặn lửa nhỏ.

4. Hạt nêm

Hạt nêm được pha chế với thành phần các chất tạo vị mặn (muối), tạo vị ngọt (đường), chất điều vị và một số thành phần khác theo tỷ lệ và liều lượng phù hợp (thường chỉ với lượng nhỏ). Điều này sẽ giúp người nội trợ có thể nêm nếm cho các món ăn mà không cần phải mất quá nhiều công sức, hay sử dụng nhiều loại gia vị khác mà vẫn đảm bảo được mùi vị thơm ngon, đậm đà của món ăn.

Hạt nêm dùng để ướp thức ăn khi sơ chế hoặc khi nấu nướng đều đượ. Khi nêm loại gia vị này bạn phải giảm lượng muối nêm. Không nên cho hạt nêm vào sau khi món ăn đã chín do hạt nêm tan chậm, món ăn sẽ nồng mùi thịt, khó ăn.

5. Nước mắm

Nước mắm có hương vị đặc biệt, nấu lâu dễ bị mất mùi, các chất bổ dưỡng cũng bị phá hủy, nên khi nấu cháo, xúp, canh hoặc xào, chỉ nêm nước mắm vào lúc món ăn đã chín, rồi tắt bếp ngay, món ăn sẽ không có vị chua.

Đối với các món kho, sau khi ướp các gia vị khác để ngấm mới ướp thêm nước mắm hoặc ngay khi bắc lên bếp nấu mới cho nước mắm vào, không ướp thực phẩm với nước mắm quá 30 phút vì món ăn sẽ mất ngon.

6. Tiêu

Tiêu thường bị mất mùi khi nấu ở nhiệt độ cao, do đó, tốt nhất là nêm thêm tiêu khi thức ăn đã chín hoặc rắc tiêu lên mặt khi dọn ra ăn trong các món canh, xào hoặc kho. Riêng với các món hầm, tiềm, người ta thường sử dụng tiêu xanh, cho vào ngay khi bắt đầu nấu.

7. Giấm

Tùy theo món ăn, nên cho giấm vào khi bắt đầu chế biến hoặc sau khi nấu xong, không nên thêm giấm vào khi đang nấu vì giấm sẽ bay hơi, không giữ được vị chua cần thiết.

Trên đây là cách nêm nếm gia vị vào món ăn mà chúng tôi đã chia sẻ với các bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những món ăn ngon và hấp dẫn cho cả gia đình. Chúc các bạn ngon miệng.

Nguồn: thucphamantoan