Món ăn bài thuốc từ kỷ tử đỏ

Khi bạn đi ăn lẩu bò, lẩu dê thường thấy một loại quả hình dạng như trái ớt hiểm, màu đỏ, ăn vào có vị chua… đó chính là trái câu kỷ tử. Kỷ tử có 2 loại là kỷ tử đỏ và kỷ tử đen đều là các vị thuốc quý. Ngày nay kỷ tử được trồng nhiều để làm thuốc và các món ăn bổ dưỡng.

Hiện nay kỷ tử không chỉ phổ biến tại các nước á châu mà người châu âu cũng bắt đầu có thói quen sử dụng loại quả này. Câu kỷ tử được trồng ở nhiều nơi tuy nhiên phẩm chất tốt nhất vẫn là ở tây tạng và một vài tỉnh ở trung quốc.

Công dụng của kỷ tử

Cải thiện hệ điều tiết chức năng hệ miễn dịch của cơ thể. Bảo vệ gan, ức chế sự lắng đọng mỡ trong cơ thể, đẩy nhanh tốc độ tái sinh tế bào gan.

  • Điều chỉnh rối loạn lipid máu. Hạ và làm chậm sự hình thành những mảng xơ vữa trong huyết quản.
  • Hạ huyết áp và làm giãn mạch.
  • Đẩy nhanh tốc độ tạo huyết của tủy xương. Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Cách dùng, liều lượng:

  • Liều dùng từ 8 – 20 gram/ngày.
  • Dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Ứng dụng của kỷ tử

Ngâm rượu: góp mặt trong nhiều loại rượu bổ thận tráng dương. Tác dụng khử vị tanh của cá ngựa, tắc kè, rắn… Tạo vị thơm ngọt, màu sắc dễ nhìn cho bình rượu thuốc.

Thuốc chữa bệnh: góp mặt trong nhiều vị thuốc đông y. Tác dụng chính bổ máu, tăng dẫn truyền thuốc, giảm vị khó chịu của các vị thuốc khác.

Thực phẩm: do có vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt nên được sử dụng nhiều trong các món ăn. Kỷ tử thường gặp trong món gà tiềm thuốc bắc, chè sâm bổ lượng, bánh sinh nhật…

Món ăn vặt: ngày nay có thể dễ dàng trồng và nhân giống nên có thể dễ dàng tìm mua kỷ tử ở nhiều nơi. Với giá thành khoảng 250.000đ/kg nên có thể trở thành món ăn vui miệng dịp lễ tết. Vị thơm, ngọt và hơi chua.

Nấu canh: kỷ tử hoàn toàn có thể trồng ở nước ta. Tuy nhiên năng suất không cao, kỷ tử trồng 3 năm mới ra trái. Lá cây kỷ tử nấu canh ăn rất ngon vị như rau ngót.

Bài viết liên quan: