Nghiêm trọng truyền nhầm máu nhiễm HIV trong ngày hội hiến máu nhân đạo

Trong mỗi lần hiến máu nhân đạo, đòi hỏi người hiến tặng lẫn các y bác sĩ phải tuyệt đối cẩn thận trong việc xét nghiệm máu, tránh để xảy ra trường hợp những người có máu bị nhiễm bệnh thực hiện hiến tặng. Việc làm này sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến rất nhiều bệnh nhân tiếp nhận phải số máu trên. Nhưng điều lo ngại cũng đã xảy ra…

Truyền nhầm máu nhiễm HIV trong ngày hội hiến máu nhân đạo

                 Truyền nhầm máu nhiễm HIV trong ngày hội hiến máu nhân đạo

 

Bê bối truyền máu nhiễm HIV cho một bé gái 12 tuổi ở Ảrập Xêút gợi nhớ nhiều vụ việc tương tự trên khắp thế giới với số nạn nhân lên tới hàng nghìn người.

Vụ việc tại Ảrập Xêút hồi giữa tháng đã gây phẫn nộ trên khắp đất nước này và nhiều người giận dữ đã yêu cầu Bộ trưởng Y tế từ chức.

Tại Vương quốc mà HIV và Aids vẫn là những chủ đề cấm kỵ và sự chỉ trích công khai nhằm vào các quan chức chính phủ là tương đối hiếm, vụ việc của bé Reham al-Hakami đã làm dấy lên một cuộc thảo luận rộng khắp chưa từng có tiền lệ về vấn đề này.

Reham bị mắc căn bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm nên ngày 12/2 vừa qua, em đã được đưa tới bệnh viện ở quê nhà Jazan để truyền máu. Tuy nhiên, chỉ một giờ sau, nhân viên bệnh viện đã thông báo cho gia đình bệnh nhân rằng họ đã truyền máu nhiễm HIV cho bé.

Ngay sau tin sốc, Reham đã được chuyển đến Bệnh viện King Faisal Specialist ở thủ đô Riyadh bằng máy bay để làm các xét nghiệm. Vụ việc đang được điều tra và Bộ Y tế Ảrập Xêút đã yêu cầu Bệnh viện Jazan ngừng tất cả các hoạt động hiến máu để đảm bảo an toàn. Vào ngày 17/2, Bộ này cũng đã sa thải 7 quan chức y tế cấp cao tại Jazan.

Trong một vụ việc tương tự từng gây rúng động dư luận ở Ấn Độ, 23 trẻ em đã bị truyền nhầm máu nhiễm HIV tại bang Gujarat trong khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 8/2011. Các em đều là con nhà nghèo, mắc bệnh thiếu máu Thalassemia, một dạng rối loạn máu di truyền, và được tiếp máu tại một bệnh viện công ở quận Junagadh.

Còn tại Trung Quốc vào năm 2009, một trong 80 bệnh nhân tại thành phố Daye được cho là nhiễm HIV do bị truyền máu dương tính với virus này đã yêu cầu bệnh viện nơi đây phải bồi thường cho anh cùng các bệnh nhân khác.

Truyền nhầm máu nhiễm HIV trong ngày hội hiến máu nhân đạo

              Truyền nhầm máu nhiễm HIV trong ngày hội hiến máu nhân đạo

Zhang Kai (nhân vật đã được đổi tên), 38 tuổi, ở tỉnh Vũ Hán đã phát hiện mình bị nhiễm HIV sau khi đi kiểm tra máu hồi tháng 9/2009. Người đàn ông này cho biết anh đã được truyền máu khi tham gia một cuộc phẫu thuật tại Bệnh viện số 2 ở thành phố Daye, tỉnh Hồ Bắc.

Sau khi nhận được đề nghị, bệnh viện Daye đã đồng ý đền bù cho anh Zhang Kai 14.600 USD và chịu toàn bộ chi phí cho việc điều trị bệnh của anh.

Xu Chunyang, phó giám đốc bệnh viện Daye, thừa nhận có khoảng 80 bệnh nhân bị nhiễm HIV do bị truyền máu.

Hồi tháng 4/2005, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ 15 người trong vụ scandal bán máu bất hợp pháp, làm lây nhiễm HIV/AIDS cho nhiều người khác. Những người này có liên quan đến 106 trường hợp truyền máu không an toàn.

Hồi thập niên 1990, nước Pháp chứng kiến một bê bối tồi tệ nhất trong lịch sử y học nước này kể từ sau Thế chiến II: Từ năm 1984, Trung tâm Truyền máu quốc gia Centre National de Trasfusion Sanguine (CNTS) đã biết trước máu bị nhiễm virus HIV nhưng vẫn dùng cho các bệnh nhân mất máu. Tổng cộng, CNTS đã truyền máu nhiễm HIV cho khoảng 4.000-5.000 bệnh nhân.

Vào thập niên 1980, dư luận Nhật Bản cũng từng bàng hoàng trước một vụ truyền máu nhiễm HIV mà người dân nước này gọi là Yakugai eizu Jiken với hậu quả khoảng 2.000 người bị bệnh chảy máu ở quốc gia này nhiễm HIV.

Đây là những mẫu máu không qua xử lý nhiệt để vô trùng do những người làm việc trong Bộ Y tế Nhật Bản tắc trách. Vụ án được xem là đau lòng và cũng giống như ở Pháp, những người đứng đầu Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, giám đốc các công ty cung ứng máu, chữa bệnh đã bị buộc tội ngộ sát.

 

Hiến máu nhân đạo là một trong những chương trình từ thiện cao cả, nhưng hiến máu nhân đạo mà không đi kèm theo tinh thần trách nhiệm, cẩn thận thì sẽ dễ dẫn đến những tác hại không lường đến được. Việc làm này không chỉ làm ảnh hưởng đến những người thực hiện chương trình mà còn nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sinh mạng của rất nhiều người tiếp nhận máu