Ngộ độc thuốc chuột từ Trung Quốc và cách phòng tránh

1. MỞ ĐẦU
Ngộ độc thuốc chuột Tàu là một cấp cứu thường gặp trong những năm gần đây. Nếu trước đây là ngộ độc lân hữu cơ thì ngày nay đa số ngộ độc thuốc chuột Tầu, do việc sử dụng quá rộng rãi, quản lý quá lỏng lẻo loại độc dược này. Khi mới xuất hiện ở
Việt Nam ngộ độc thuốc chuột tàu còn nhiều bí ẩn và là nỗi ám ảnh của các thầy thuốc cấp cứu hồi sức. Ngày nay bản chất của thuốc đã được làm sáng tỏ, song trong công tác cấp cứu không vì thế mà hết những khó khăn. Các cấp cứu hầu hết là điều trị triệu chứng chứ không có thuốc đối kháng.
2. BẢN CHẤT CỦA THUỐC CHUỘT TÀU
Loại thuốc trong ống thuỷ tinh hoặc tẩm vào các hạt gạo có màu đỏ có bản chất là Trinuoroacetamid và một số muối của flour. Nó gây độc tế bào do ức chế chu trình Krebs làm giảm chuyển hóa glucose giảm hấp thu tế bào và rỗng dự trữ năng lượng.
3. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Sau khi uống xong chừng 5-10 phút các biểu hiện đã xuất hiện. Khởi đầu là các dấu hiệu đau bụng, buồn nôn và nôn, tiếp sau là các dấu hiệu lo lắng, kích động, cứng các cơ vân.
Co giật và hôn mê là các biểu hiện muộn của ngộ độc thuốc chuột Tầu. Ngoài cơn co giật bệnh nhân có biểu hiện co cứng cơ kiểu như uốn ván, phản xạ gân xương tăng.
Các triệu chứng lâm sàng diễn ra nhanh và rầm rộ nếu không xử lý nhanh bệnh nhân sẽ đi vào hôn mê và tử vong.
Khám tim mạch thấy nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, mộc nhĩ thất.
Nặng hơn có thể rung thất, ngừng tim.
Thông khí kém do co cứng các cơ hô hấp. Đái ít, nước tiểu sẫm màu và có thể suy thận sau 3- 4 ngày.
4. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM
Giống như các ngộ độc khác cần xác định lại loại độc chất mà bệnh nhân đã sử dụng bằng cách lấy bệnh phẩm là chất nôn, dịch dạ dày đi xét nghiệm. Trong những trường hợp có thể lấy được mẫu thuốc còn sót lại như bao bì, ống thuốc, hạt gạo mà
BN ăn để làm xét nghiệm tìm độc chất. Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng gan, thận, men CK, urê, creatinin, đánh giá
điện giải đồ. Điện tâm đồ theo dõi tình trạng rối loạn nhịp. Có thể thấy thay đổi sóng T hoặc ST, Block nhĩ thất cấp 1, block nhánh, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất… Các xét nghiệm trên được làm trong điều kiện có đủ cơ sở vật chất. Mục đích của các xét nghiêm cận lâm sàng là giúp cho chẩn đoán thêm chính xác. Tuy nhiên không coi đây là những xét nghiệm hoàn toàn bắt buộc với tất cả bệnh nhân vì trong cấp cứu cần tranh thủ thời gian và chỉ cần thấy các triệu chứng lâm sàng đã cần xử trí bệnh nhân một cách tích cực.

hang-tram-tre-nhap-vien-ngo-doc-thuc-pham-o-trung-quoc-c04f52
5. CHẨN ĐOÁN
5.1. Tại cơ sở
Cần xấc định bệnh nhân có tiền sử sử dụng hoặc có tiếp xúc với thuốc chuột Tầu, hiện tại trong tình trạng co cứng, co giật. Lưu ý bệnh nhân có thể uống thuốc chuột tàu một cách không có ý thức (trẻ em vô tình tưởng là gạo không độc) nhưng cũng có thể
cố ý dấu bản chất thuốc như khi bệnh nhân cố ý tự tử. Việc phát hiện phải nhờ vào gia đình, những người chứng kiến. Quan trọng hơn cả thầy thuốc tìm thấy các dấu hiệu ngộ độc như nôn, co giật hôn mê
5.2. Tại các trung tâm
Có điều kiện để làm xét nghiệm tìm độc chất, các xét nghiệm khác đánh giá tình trạng của người bệnh và khẳng định thêm chẩn đoán của cơ sở
6. XỨ TRÍ CẤP CỨU
6.1. Các trang bị cấp cứu
Cần có một số trang thiết bị thiết yếu như
– Diazepam (seduxen) ống 10 mg
– Thiopental lọ 1g (dùng tiêm tĩnh mạch)
– Than hoạt và thuốc tẩy
– Bộ mở khí quản, bóng Ambu, oxy, máy thở nếu có
– Dobutamin lọ 250mg
– Xylocain ống 100 mg
– Dopamin ống 200mg
– Thuốc giải độc đặc hiệu
+ Acetamid 10%
+ Glycerol monoacetate.
Hai thuốc giải độc vừa nêu cũng chưa phải đã được chấp nhận một cách rộng rãi và cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm nên nhiều cơ sở chưa hề có. Các trang bị về thuốc men có thể trang bị cho tận các tuyến cơ sở. Các trang bị về phương tiện như máy thở, bộ mở khí quản... chỉ có thể đáp ứng ở các tuyến trên, không cầu kỳ đợi triển khai đủ mới tiến hành cấp cứu.
6.2. Các bước xử trí
* Chưa có co giật:
– Loại chất độc ra khỏi cơ thể bằng:
Rửa dạ dày bằng nước sạch pha muối 0,9% cho đến khi nước sạch (3-5 l)
+ Than hoạt: cho uống 20g than hoạt mỗi 2 giờ sau khi đã rửa dạ dày, tổng liều đạt 120g
+ Sorbitol: 1 -2g/ kg cân nặng
– Điều trị hỗ trợ các chức năng sống
+ Tiêm bắp Diazepam trung nếu có phản xạ gân xương tăng
+ Gacdenal viên 0,1g ngày 1-3 viên
+ Truyền các dịch đẳng trương đảm bảo lượng nước tiểu 100ml/h
* Nếu có co giật hoặc co cứng toàn thân
– Điều trị hỗ trợ các chức năng sống
+ Tiêm ngay Diazepam trung đường tĩnh mạch nếu chưa có hiệu quả có thể nhắc lại cho đến 30mg. Nếu vẫn không có kết quả cần tiêm thiopental 200mg tĩnh mạch sau độ truyền duy trì l-2mg/kg/giờ trong 24 giờ đầu
+ Đặt ống nội khí quản, thở máy với áp lực FiO2 = 1 trong 1 giờ, sau đó với áp lực FiO2 = 0,4 – 0,6. Chỉ ngừng thở máy khi đã hết cứng toàn thân và đã ngừng thuốc an thần.
– Loại chất độc ra khỏi cơ thể
+ Đặt ống thông dạ dày, rửa dạ dày, bơm than hoạt sau khi đã khống chế co giật
+ Truyền dịch đẳng trương để có nước tiểu 100 ml/ giờ
+ Theo dõi thể tích nước tiểu nếu thấy dưới 1 50ml/3h thì cần đặt catheter TMTT để theo dõi ALTMTT nếu áp lực này trên 10 cmH2O thì Cho đứng lợi tiểu trofurid 20-40mg tĩnh mạch.
– Dùng thuốc giải độc đặc hiệu và tiếp tục hỗ trợ các chức năng sống
+ Acetamit 10% truyền tĩnh mạch trong 30 phút / mỗi 4 giờ hoặc
+ Glycerol monoacetat 0,1-0,5 mg/kg cân nặng/30 phút
+ Nếu có tụt huyết áp cho Dopamin phối hợp dobutamin:
Dopamin: 5-20µg/kg/phút
Dobutamin: 5 – 10 µg/kg/phút. Duy trì liều dùng cho tới khi huyết áp tối đa đạt được trên 90 mmHg
+ Nếu có ngoại tâm thu thất trên 10% tần số tim: Xylocain 50-100mg tiêm tĩnh mạch nhắc lại sau 15 phút nếu không hiệu quả thì dùng truyền liên tục TM 2mg/kg
+ Suy thận cấp nếu có sẽ được tiến hành lọc màng bụng, lọc thận nhân tạo
* Đối với tuyến cơ sở:
Quan trọng nhất là cắt cơn giật. Nếu có xanh tím, suy hô hấp khi đang co giật thì vẫn ưu tiên cắt cơn giật trước bằng thuốc tiêm tĩnh mạch rồi thông khí nhân tạo bằng bóp bóng. Nếu không trong cơn co giật có thông khí nhân tạo cũng không hiệu quả.
Đề phòng suy thận cấp do tiêu cơ vân ở các bệnh nhân có co giật và co cứng nhiều cần truyền đủ dịch, lợi tiểu để có nước tiểu trên 2000ml/24.
6. DỰ PHÒNG
6.1. Dự phòng chung
– Quản lý tốt thuốc diệt chuột. Nên chăng có sự tham gia của chính quyền trong việc quản lý nhập lậu thuốc này trên thị trường
– Tuyên truyền, giáo dục nhân dân mức độ nguy hiểm của thuốc chuột Tàu.
Tuyên truyền cách quản lý an toàn sử dụng thuốc chuột
– Trang bị kiến thức sơ cứu ngộ độc thuốc chuột tàu cho cán bộ y tế tuyến cơ sở để có thể xử trí ban đầu các trường hợp xảy ra tại địa phương, chuyển tuyến đúng và kịp thời cho bệnh nhân
6.2. Phòng đặc hiệu
Phòng các biến chứng nặng như suy hô hấp, suy thận, ngừng tim… của bệnh nhân bằng cách theo dõi diễn biến sát. Chủ động cho thuốc trước khi có những biến chứng xảy ra.

” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “

Trích : Đại học y khoa Thái Nguyên