Nguyên nhân và cách phòng ngừa ê buốt chân răng

Một số nguyên nhân gây ê buốt răng phổ biến như:

– Sự tụt nướu do tuổi tác hoặc chải răng không đúng cách.

– Những thức uống có tính axít cao (như là soda) gây mòn men và lộ ngà răng.

– Cảm giác ê buốt răng gặp phải khi nghiến răng có thể gặp phải ở hầu hết hoặc tất cả các răng.

e-buot-rang-la-gi-cach-dieu-tri-nhu-the-nao-02 

– Chải răng với kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng không đúng cách hay chải răng nhiều hơn ba lần một ngày có thể gây mất men răng.

– Các bệnh nướu khi mắc phải có thể gây tụt nướu.

– Răng mẻ hoặc gãy làm lộ ngà răng.

– Nghiến răng gây mòn mặt nhai của răng.

         Ngoài ra, một số biện pháp điều trị nha khoa có thể gây ra hiện tượng răng ê buốt. Những biện pháp điều trị răng miệng như tẩy trắng răng, cạo vôi răng, đeo niềng răng hoặc trám răng đều được cho là nguyên nhân gây ra triệu chứng răng nhạy cảm trong suốt hoặc sau quá trình điều trị.

 Để phòng ngừa răng ê buốt bạn nên :

– Dùng bàn chải lông có lông siêu mềm, thay bàn chải mỗi 3 tháng , nên chải răng nhẹ nhàng không dùng lực.

– Chải răng đúng cách để giúp ngăn ngừa sự mòn men răng và sự tụt nướu

– Đeo máng nhai để hạn chế mòn răng, nếu bị nghiến răng.

– Dùng kem đánh răng đặc chế giúp giảm ê buốt

e-buot-rang-la-gi-cach-dieu-tri-nhu-the-nao-03

Trong một số trường hợp bạn đi khám răng, Nha sĩ có thể giúp bạn giảm ê buốt bằng cách:

– Trám những răng bị khuyết cổ do bạn đánh răng không đúng cách. Nếu răng của bạn bị khuyết quá nhiều nha sĩ sẽ khuyên bạn bọc sứ lại để bảo vệ tủy răng.

– Bôi keo giúp ngà mau lành thương.

– Thoa gel fluor lên những vùng ê buốt để giúp răng thêm chắc.

– Kê toa gồm kem đánh răng có hàm lượng fluor cao để sử dụng hằng ngày.

        Cuối cùng, cho dù bạn có phải đi đến phòng nha hay chỉ cần những sản phẩm kem đánh răng mua ở cửa hàng, điều quan trọng nhất là bạn phải đi khám nha sĩ để họ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra ê buốt răng và giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.