Vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là một bệnh da phổ biến có ảnh hưởng đến chu kì sống của các tế bào da. Bệnh vẩy nến gây ra các tế bào xây dựng nhanh chóng trên bề mặt của da, tạo thành vảy dày màu bạc và khô ngứa, và đôi khi gây đau đớn.
Bệnh vẩy nến có lây không?
Không, bệnh vẩy nến không lây. Các thương tổn da của bệnh vẩy nến nhìn có vẻ ghê sợ nhưng không phải là bị nhiễm trùng hay là vết thương hở. Vẩy nến không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe cộng đồng và cũng không gây nguy hiểm cho người khác.
Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến là gì?
Nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vẩy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền.
Ngoài ra 1 số yếu tố cũng có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập. Đó là các yếu tố: Stress, nghiện rượu bia, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường,…
- Yếu tố miễn dịch
- Yếu tố di truyền: 30-40% bệnh vẩy nến thường có các kháng nguyên phù hợp tổ chứ
- Yếu tố tâm thần: Chấn thương tâm lý
- Yếu tố sinh hóa: Bất thường về trao đổi chất
- Do thuốc: Kháng sốt rét tổng hợp, kháng viêm không Steroid
Vẩy nến có xảy ra ở toàn bộ cơ thể không?
Vẩy nến thường xuất hiện ở da đầu, đầu gối, cùi chỏ và thân mình. Nhưng vẩy nến có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể như móng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng sinh dục và mặt (hiếm).
Có phải bất kì tuổi nào cũng có thể bị vẩy nến không? Tuổi thường bị vẩy nến là 15-35 tuổi, nhưng bất kỳ tuổi nào cũng có thể bị bệnh vẩy nến. Có khoảng 10 – 15% bệnh nhân vẩy nến mắc bệnh trước 10 tuổi.
Vẩy nến thường xảy ra ưu thế ở nam hay nữ hay 1 dân tộc nào khác “Vẩy nến xảy ra gần như bằng nhau ở nam giới và nữ giới không phân biệt thuộc thành phần kinh tế xã hội nào. Vẩy nến cũng xuất hiện ở tất cả các dân tộc nhưng với tỉ lệ rất khác nhau.
Bệnh vẩy nến có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào loại và vị trí của bệnh vẩy nến và cách rộng rãi căn bệnh này, bệnh vẩy nến có thể gây biến chứng:
- dày da và nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra do trầy xước trong nỗ lực làm giảm ngứa trầm trọng.
- chất lỏng và mất cân bằng điện trong trường hợp của bệnh vẩy nến mụn mủ nặng.
- trầm cảm, stress, lo lắng, cô lập xã hội
- ngoài ra viêm khớp vẩy nến có thể gây suy nhược và đau đớn, làm cho khó khăn về thói quen hàng ngày. mặc dù dùng thuốc, viêm khớp vẩy nến có thể gây ra xói mòn ở các khớp xương.
Vẩy nến có đi kèm với các bệnh khác?
Vẩy nến khớp là một dạng đặc biệt của viêm khớp xảy ra khoảng 23% bệnh nhân vẩy nến, theo tổ chức nghiên cứu chuẩn về vẩy nến 2001. Vẩy nến khớp cũng tương tự như viêm đa khớp dạng thấp nhưng thường nhẹ hơn. Ở vẩy nến khớp, các khớp và mô mềm xung quanh khớp bị viêm đỏ và cứng. Vẩy nến khớp có thể bị ở ngón tay, ngón chân, và có thể xảy ra ở cổ, lưng, ngón chân và mắt cá. Trong những trường hợp bệnh nặng, vẩy nến khớp có thể gây biến dạng và phá hủy khớp không hồi phục.
Nếu tôi bị vẩy nến, vậy là tôi sẽ bị vẩy nến khớp phải không?
Bệnh nhân bị vẩy nến có thể bị vẩy nến khớp, nhưng thường không được chẩn đoán ra, đặc biệt là những dạng nhẹ. Vẩy nến khớp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhưng đa số xuất hiện ở tuổi từ 30-50. Khi mắc bệnh vẩy nến thì không chắc chắn rằng rồi bạn sẽ tiến triển thành vẩy nến khớp.
Làm thế nào để biết bệnh mức độ nặng?
Vẩy nến có thể nhẹ, trung bình, nặng. Từ 3-10% diện tích cơ thể bị bệnh thì được phân loại là vẩy nến mức độ trung bình. > 10% là vẩy nến mức độ nặng. Lòng bàn tay tương đương 1%. Tuy nhiên, mức độ nặng của vẩy nến còn được đánh giá thông qua chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vẩy nến có thể gây ra những tác động nghiêm trọng dù là chỉ có ở một khu vực nhỏ như lòng bàn tay hay lòng bàn chân.
Các yếu tố nào làm cho bệnh nặng hơn?
Các yếu tố thúc đẩy bệnh nặng hơn gồm có: những sang chấn tình cảm, chấn thương da, một số bệnh nhiễm trùng, phản ứng dị ứng với một số thuốc. Stress có thể làm bộc phát bệnh vẩy nến lần đầu tiên hoặc làm bệnh trở nặng hơn. Vẩy nến có thể xảy ra ở vị trí da bị chấn thương. Các yếu tố khác như: khí hậu, chế độ ăn, dị ứng. Các yếu tố thúc đẩy bệnh rất khác nhau ở mỗi người. Yếu tố làm bùng phát bệnh nặng hơn ở người này chưa hẳn cũng là yếu tố làm khởi phát bệnh ở người khác.
Tại sao bệnh vảy nến của tôi bị ngứa và làm sao để tôi hết ngứa?
Ngứa đi kèm với vẩy nến xảy ra khi một số hóa chất kích thích những sợi thần kinh ngay dưới lớp ngoài của da. Tín hiệu ngứa này được dẫn truyền lên não theo cùng đường với sự dẫn truyền cảm giác đau. Những tín hiệu ngứa này gây ra sự thôi thúc phải cào gãi.Một trong những phương pháp đơn giản để giảm ngứa ở người bệnh vẩy nến là giữ ẩm da. Da khô có thể gây ra và làm ngứa nhiều hơn. Nhiều người cũng áp dụng các phương pháp đơn giản, ít tốn kém như là đắp một khăn ướt lên vùng da bị ngứa hoặc là tắm nước quả bồ kết hay đắp khăn lạnh cũng có tác dụng làm giảm ngứa.
Tôi băn khoăn không biết chế độ ăn uống thường có tác động đến tình trạng bệnh của mình không?
Bên cạnh việc tuân thủ theo đơn thuốc điều trị và những yêu cầu của bác sĩ da liễu, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống có ảnh hưởng nhanh chóng tích cực đến bệnh của bạn. Không uống rượu, bia, chất có cồn, hút thuốc và ăn chất cay nóng đặc biệt thịt chó. Bổ sung các loại acid béo có lợi như Omega 3 trong dầu cá, bổ xung các chất khoáng như kẽm.
Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về bệnh vảy nến