Chắc bạn không còn lạ lẫm với tên gọi mướp đắng nữa. Nhưng tất cả tác dụng của khổ qua thì bạn hẳn chưa biết hết. Hôm nay, mình xin giới thiệu cho các bạn tác dụng của mướp đắng.
Mướp đắng có vị đắng và theo Đông y có tính hàn, giúp giải nhiệt, kích thích ăn uống, chống viêm tiêu sưng, vừa là thức ăn lại kiêm chức năng chữa bệnh.
Thành phần chính là chất đắng của mướp, nhiều loại axit amin, đường, vitamin C, axit nicotic. Mướp đắng được sử dụng làm món ăn thường ngày, ngoài ra còn được dùng làm vị thuốc. Cách dùng: nấu canh, đun chín, hoặc phơi khô, sau đó sao vàng rồi nghiền bột. Hoặc có thể giã nát đắp ngoài da vào chỗ đau.
Tác dụng của mướp đắng là để giải nhiệt, sáng mắt giải độc, tráng dương ích khí. Chủ yếu dùng cho bệnh nhiệt, khô khát. Cảm nắng, đi lỵ lỏng. Nhọt sưng cấp tính. Thường xuyên dùng mướp đắng có thể giải nhiệt, giải độc, đề phòng một số bệnh tật sau:
+ Kích thích chức năng tiêu hóa: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị. Chất Alkaloid trong mướp có công dụng lợi tiểu, giúp lưu thông máu tốt, chống viêm, hạ sốt và tăng cường sức khỏe thị lực.
+ Chữa bệnh tiểu đường: Khả năng làm giảm đường huyết có trong mướp đắng gồm: chanrantin, polypeptide-p và vicine…, những hợp chất này không chỉ làm giảm đường huyết mà còn cải thiện việc dung nạp gloco và làm giảm cholesterol. Qua nghiên cứu, người ta còn chỉ ra, mướp đắng có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa võng mạc, một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường.
+ Chữa bệnh ung thư: Trong mướp đắng có nhiều protein, các chất chống oxi hóa… nên nó có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng kích hoạt một loạt các phản ứng hoạt hóa ở màng tế bào, làm cho các tế bào ung thư vú ở phụ nữ ngừng di căn và tiêu diệt các tế bào này. Loại dầu có trong hạt mướp đắng rất giàu cis(c)9, trán(t)11 và axit linonic t13…, những chất này có tác dụng triệt tiêu các mầm bệnh gây ung thư tá tràng và nhiều chứng bệnh nan y khác.
Cụ thể với từng trường hợp bệnh khác nhau, người ta có những cách sử dụng mướp đắng khác nhau để phát huy hết công dụng của loại quả này:
+ Kiết lị, viêm đường ruột: Mướp đắng tươi, giã lấy nước, mỗi lần 150 – 200ml, uống với nước đun sôi. Ngày nên uống 3 đến 4 lần.
+ Cảm do nắng, nóng: Quả mướp tươi bổ ra bỏ ruột, cha lá chè vào khép lại, treo vào chỗ thông gió mà phơi khô. Đun nước uống hoặc như chè uống. Mỗi lần 10 đến 15g.
– Nóng trong người, khô miệng: mướp đẳng bổ ra bỏ ruột, cắt lát rồi sắc uống.
– Bệnh tiểu đường: mướp đắng tươi cắt thành từng sợi đun sôi với nước rồi cho vào ngâm trong nước lạnh 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Làm ra ăn hoặc đem mướp nướng khô, nghiền bột. Ngày 3 lần, mỗi lần 10g.
– Mưng mủ ác tính: Mướp đắng tươi giã nát đắp vào chỗ đau.
– Mụn nhọt: Mướp đắng bỏ ruột, cắt miếng nhồi với thịt lợn, cho gia vị đun nóng thành canh để ăn nóng.