Chiêu liêu:
Quả chín phơi hay sấy khô của cây Chiêu liêu (Terminalia chebula Retz.), họ Bàng (Combretaceae).
Mô tả Quả kha tử:
Dược liệu hình quả trám hoặc hình trứng thuôn, dài 2 – 4 cm, đường kính 2 – 2,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng hoặc màu nâu thẫm, hơi sáng bóng; có 5 – 6 cạnh dọc và vân nhăn không đều; phần đáy có vết sẹo cuống quả, hình tròn. Chất chắc, thịt quả dày 0,2 – 0,4 cm, màu nâu hơi vàng, hoặc vàng nâu thẫm; hạch quả dài 1,5 – 2,5 cm, đường kính 1 – 1,5 cm, màu vàng nhạt, thô và cứng. Hạt hình thoi hẹp, dài chừng 1 cm, đường kính 0,2 – 0,4 cm, vỏ cứng màu vàng nâu, đôi lá mầm màu trắng, chồng lên nhau và cuộn xoắn lại. Không mùi, vị chua, chát, sau ngọt.
Định tính:
A. Ngâm 3 g bột dược liệu trong 30 ml nước, sau 3 giờ, lọc được dung dịch A
Lấy 2 ml dung dịch A, thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), sẽ có tủa màu xanh da trời sẫm.
Lấy 2 ml dung dịch A, thêm 1 giọt thuốc thử gelatin – natri clorid (TT) sẽ có tủa màu trắng.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi triển khai : Cloroform – ethyl acetat – acid formic (6 : 4 : 1)
Dung dịch thử : 3 g bột dược liệu (loại bỏ hạt) thêm 10 ml ethanol (TT), siêu âm trong 20 phút, sử dụng lớp dịch chiết ở trên làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu : Hoà tan acid galic đối chiếu trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg trong 1 ml. Hoặc nếu không có acid galic thì dùng 3 g bột Kha tử (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ngoài không khí và phun dung dịch sắt (III) clorid 2 % trong ethanol (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng vị trí và mầu sắc với vết của acid galic hoặc có các vết cùng màu sắc và Rf với các vết trên sắc ký đố của dung dịch đối chiếu nếu dùng bột Kha tử để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm:
Không quá 13 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 5 giờ)
Tro toàn phần:
Không quá 5,0% (Phụ lục 9.8)
Tro không tan trong acid:
Không quá 1,0% (Phụ lục 9.7)
Chất chiết được trong dược liệu (Phụ lục 12.10).
Không dưới 30,0 % (Phụ lục 12.10) tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương chiết lạnh. Dùng nước làm dung môi.
Chế biến:
Thu hái lấy quả chín vào mùa thu, đông, loại bỏ tạp chất, phơi khô.
Bào chế:
Kha tử đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, khi dùng đập nát.
Thịt quả Kha tử: Lấy Kha tử sạch, ngâm qua nước, ủ mềm, bỏ hạch, phơi thịt quả đến khô.
Bảo quản:
Để nơi khô, tránh côn trùng gây hại (sâu , bướm, rệp)
Tính vị, quy kinh:
Khổ, toan, sáp, bình. Vào các kinh phế, đại trường.
Công năng, chủ trị Quả kha tử:
Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3 – 6 g, dạng thuốc sắc hay thuốc viên.