Tác dụng của hồng sâm hàn quốc với người cao huyết áp

Cao sâm hàn quốc , nước hồng sâm, trà hồng sâm hàn quốc, đều là những thành phẩm được tinh chế từ nhân sâm tươi …. vô cùng bổ ích cho sức khỏe và hỗ trợ tốt trong điều trị bênh. Tuy nhiên nhiều người lại thắc mắc hồng sâm và nhân sâm có tác dụng tốt với người bị cao huyết áp không?. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu để biết được câu trả lời

Tại sao người cao huyết áp không nên sử dụng Nhân sâm?

Theo quan niệm từ xưa, Nhân Sâm không được sử dụng với người bệnh cao huyết áp. Nếu người bị cao huyết áp khi dùng Nhân Sâm có thể làm nặng thêm triệu đầu óc dễ váng, mắt mờ, mắt đỏ, tai ù, nôn nóng… do can dương lên cao, can hỏa viêm tất. Vì thế, người bị cao huyết áp không nên dùng Nhân Sâm.

Nhân sâm tươi chưa qua chế biến

Nhân sâm tươi chưa qua chế biến

Vì nhân sâm tươi chưa qua chế biến, có tính hàn nên có nhiều tác dụng phụ. Không phù hợp cho người cao huyết áp, người bị cảm mạo, phát sốt, người bị gan mật cấp tính, người bị viêm loét dạ dày… đều không dùng được Nhân Sâm

Nhân Sâm tươi chỉ có tác dụng dụng nâng cao, bồi bổ sức khỏe chứ không có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh. Thường Nhân Sâm, người ta đem ngâm rượu hoặc cắt lát tẩm mật ong. Tại Hàn Quốc, nhân sâm trồng từ 1-3 năm được bày bán ngoài chợ như các loại rau củ thông thường dùng để chế biến các món ăn bồi dưỡng sức khỏe.

Hồng Sâm có tác dụng gì đối với người cao huyết áp?

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hồng Sâm là Nhân Sâm đã qua chế biến có tính ôn, có thể bồi bổ dương khí ít tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng.

hong-sam-nhan-sam(2)

Theo Y Học Phương Tây, tác dụng của Hồng Sâm với người bệnh cao Huyết áp cũng có nhiều tranh cãi. Để làm sáng tỏ vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu đã có hàng loạt những bài nghiên cứu về tác dụng của Hồng Sâm với người bệnh Huyết áp.

Tại Hàn Quốc, 34 người bị cao huyết áp và có huyết áp tăng nhẹ tham gia thử nghiệm với Hồng Sâm được đối chứng với giả dược. Mỗi ngày, mỗi người dùng 3 lần, mỗi lần 1,5g Hồng Sâm. Các điều tra viên sẽ theo dõi chỉ số huyết áp (ABMP) mỗi lần sau 24h.

Sau 8 tuần theo dõi, có 26 bệnh nhân có chỉ số huyết áp tâm thu giảm rõ rệt. Có 8 bệnh nhân huyết áp nhẹ có thay đổi không đáng kể.

Vậy với các thành phần ginsenoside có trong Hồng Sâm có tác dụng làm điều hòa lưu thông khí huyết nên có tác dụng điều hòa và ổn định huyết áp.

Đến đây chắc các bạn đã biết được câu trả lời rồi chứ. Nếu muốn chắc chắn hơn các bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hồng sâm nhé. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho các bạn!

Nguồn: thegioihongsam