Mủ trôm là gì? Mũ trôm là mủ nhựa của cây trôm. Là loại cây mọc hoang tại rừng miền Trung Nam Bộ nước ta, hiện nay cây Trôm được trồng ở rất nhiều nơi như Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận…
Mủ trôm (nhựa trôm) là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae, tên thương mại thường được gọi là gum karaya ,nhựa có màu trắng vàng tiết ra từ vỏ thân cây trôm, phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam ( chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận).
Mủ trôm có tác dụng gì?
Mủ trôm có nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe con người, ngày nay mủ Trôm được xem như quà tặng mà thiên nhiên ưu ái cho con người. Mủ nhựa trôm thiên nhiên, tác dụng thanh nhiệt giải độc và cung cấp nhiều chất xơ, mát gan, giải độc, cung cấp nhiều khoáng chất vi lượng tốt cho da và máu.
Theo phân tích hóa học thì mủ trôm là hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Mủ trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo.Trong 100g Mủ Trôm có chứa: Calci 100mg, kẽm 30mg, Natri 5,27mg, Kali 297mg, Magnesi 43mg, sắt 0,91mg…
Mủ trôm bổ dưỡng, làm mát gan, thanh nhiệt, nhuận trường, chứng đầy hơi (hạ khí), làm cho làn da tươi đẹp, giảm stress. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ, loại nguyên liệu cần thiết trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Mủ trôm chứa nhiều khoáng chất như Mg, K, Zn, Fe, Na và Ca ở dạng hữu cơ giúp thanh nhiệt cơ thể, chống lão hóa, tiêu chảy, đặc biệt trị táo bón rất tốt. Mủ trôm có ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống như dùng để ăn, làm kem mủ trôm, làm thuốc.
Nhìn bề ngoài, mủ trôm trong, ăn như ăn yến vậy, rất mát. Cây trôm mọc nhiều ở vùng rừng khu vực Vĩnh Tân (Bình Thuận) hay Ninh Phước, Thuận Nam (Ninh Thuận), người dân địa phương khi đi rừng thường khai thác mủ trôm đem về chế biến làm thức uống và đang được phát triển làm mỹ phẩm làm đẹp chính là kem mủ trôm trị nám Vĩnh Tân.
Theo đông y, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt. Không những thế mủ trôm còn có khả năng chữa được các bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụm nhọt nhờ vào hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, R-Rhamnose, acide D-galacturomic…
Lưu ý liều lượng khi dùng mủ trôm:
– Không nên dùng mủ trôm để đun nấu ở nhiệt độ cao: bởi nhiệt độ cao có thể sẽ làm phá hủy cấu trúc của các phân tử polysaccharide (là chất có tác dụng điều hoà đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương) làm ảnh hưởng đến độ nhớt của trôm gây mất tác dụng, vì vậy mủ trôm nấu đường phèn không phải là thức uống có lợi.
– Mủ trôm là vị thuốc quý không chỉ dùng để giải khát mà còn có thể dùng để chữa bệnh, vì thế, không nên dùng mủ trôm không đúng liều lượng mà cần tùy vào tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, bệnh lý hoặc cơ địa. Sử dụng bừa bãi mủ trôm như các dạng thức uống khác rất nguy hiểm.
Nếu dùng để nhuận tràng, mỗi ngày chỉ nên dùng 0,5 – 1g bột ngâm trong 200ml nước lọc, nếu dạng thô thì chỉ lấy một thỏi bằng 1/2 lóng tay, rửa sạch rồi ngâm vào 200ml nước để từ tối đến sáng hôm sau mới dùng. Về điểm này, có nhiều người hướng dẫn dùng từ 100 – 150g mủ trôm trong một ngày mà chỉ pha trong 300 – 500ml nước thì rất nguy hiểm, vì lượng nước quá ít không đủ để mủ trôm trương nở dễ gây tắc ruột và tử vong. Liều lượng 100 – 150g trong ngày là quá cao dễ bị ngộ độc.
Lưu ý khi dùng mủ trôm để chữa nhuận tràng, do mủ trôm có đặc tính hút nước trương nở phồng lên và tạo thành một dung dịch có độ nhớt cao, vì thế không nên ngâm với nước nóng. . Nếu ở dạng hạt khi ngâm sẽ khó tan hoàn toàn, thông thường nên ngâm trong khoảng từ 12 – 24 giờ để cho tan hoàn toàn rồi mới dùng, còn ở dạng bột mủ trôm nên ngâm khoảng 3-4 giờ sẽ trương nở và tan hoàn toàn để tạo thành một dung dịch keo đồng nhất. Khi dùng, tốt nhất nên ngâm trong nước lạnh với tỷ lệ thấp (0,5 – 2%), lúc này mủ trôm sẽ hút nước từ từ và trương nở thành dạng keo.
Đối với mủ trôm, một điều quan trọng cũng cần lưu ý là cần phải tìm mua được loại mủ trôm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nếu không mủ trôm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng. Hiện nay, có nhiều người còn có quan niệm là mủ trôm có khả năng giảm cân, chống béo phì, tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, mủ trôm chỉ góp phần cải thiện mỡ trong máu, do uống nhiều nước làm tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.
Có một số đối tượng cần lưu ý khi dùng mủ trôm như:
– Người đang uống thuốc chữa bệnh không nên dùng mủ trôm bởi chúng có thể gây ngộ độc. Nguyên nhân là do mủ trôm có độ nhớt cao sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu khi uống mủ trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Sự tăng hấp thu này có thể gây ngộ độc thuốc. Để ngăn ngừa, tốt nhất nên uống mủ trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.
– Phụ nữ đang trong thời kì nuôi con như có thai hoặc cho con bú
– Người gặp vấn đề về đường ruột như khối u trong ruột.
– Người có tính hàn, hay bị lạnh bụng, đi ngoài
Ngoài ra, mủ trôm còn có thể dụng làm kem dưỡng da và trị nám do có thành phần tinh khiết là mủ trôm. Kem mủ trôm còn có tác dụng dưỡng da, đặc biệt có thể điều trị mụn, nám, tàn nhang, da sạm, da sần, lão hóa da, vết thâm do mụn lâu ngày để lại, se khít lỗ chân lông. Kem mủ trôm tự nhiên có tác dụng giữ ẩm cho làn da nhất là mụn, tàn nhan, nám da, chống lão hóa, các vết thâm do mụn lâu ngày để lại, da khô, sần sùi, hở chân lông