Bệnh tăng nhãn áp (còn có tên gọi khác là thiên đầu thống, cườm nước, glocom) là một bệnh lý về mắt gây tổn thương thần kinh thị giác, dần dần khiến thị lực kém đi, thậm chí mù lòa. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Vậy, nguyên nhân tăng nhãn áp là gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa ra sao? Mời các bạn cùng chuthapdo tìm hiểu về căn bệnh này.
1. Tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp hay còn có tên gọi khác là bệnh thiên đầu thống, cườm nước và glaucoma.
2. Tại sao lại mắc Bệnh tăng nhãn áp?
- Yếu tố di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay khiến nhiều người mắc bệnh thiên đầu thống.
- Người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim hoặc giảm năng tuyến giáp.
- Người bị cận thị
- Người sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài. Đây là nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau.
- Người từng bị chấn thương ở mắt, phải phẫu thuật mắt hoặc viêm mắt mãn tính.
- Những người trên 60 tuổi.
3. Sự hình thành bệnh tăng nhãn áp
- Giai đoạn 1: Vùng thoát nước bị khóa lại: Qúa nhiều thủy dịch trong mắt, làm cho áp lực trong mắt tăng lên
- Giai đoạn 2: Khi áp lực tăng cao, gây tổn thương dây thần kinh thị giác.
4. Dấu hiệu nhận biết Bệnh tăng nhãn áp là gì?
- Mắt đỏ, nhức mắt
- Đau đầu, buồn nôn
- Tầm nhìn hình ống ( tầm nhìn xung quanh bị mất, chỉ nhìn được phía trước)
- Nhìn vật thể bị nhạt nhòa.
5. Các loại tăng nhãn áp và cách điều trị
A- Tăng nhãn áp góc mở
Tăng nhãn áp góc mở thường không có biểu hiện ngay từ đầu mà chỉ đến giai đoạn cuối mới có biểu hiện rõ ràng. Bệnh này gây áp lực lên dây thần kinh từ từ theo thời gian và ảnh hưởng đến cả 2 mắt nhưng sẽ là lần lượt từng mắt.
Phương pháp điều trị: Hầu hết nhóm này được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt. Trường hợp dùng thuốc không hiệu quả bác sĩ mới tiến hành điều trị bằng tia laser hoặc phẫu thuật để giảm áp lực trong mắt.
B – Tăng nhãn áp góc đóng
Tăng nhãn áp góc đóng: Dấu hiệu của bệnh thường diễn ra bất thình lình. Người bệnh có thể không nhìn thấy ánh sáng trong vài ngày. Loại này cực kì nguy hiểm, người bệnh cần được đưa đến các Bệnh viện nhãn khoa càng sớm càng tốt.
Phương pháp điều trị: Bạn sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, uống thuốc thậm chí có thể được truyền tĩnh mạch để hạ nhãn áp. Với những người bị tăng nhãn áp nẵng sẽ tiến hành phẫu thuật và ngăn chặn bệnh tấn công mắt còn lại.
C – Tăng nhãn áp bẩm sinh
Loại này thường không phổ biến và xuất hiện khi trẻ vừa sinh ra. Mắt trẻ sơ sinh bị giãn lớn, chảy nước mắt, sợ ảnh sáng một cách bất thường.
Phương pháp điều trị: Với loại này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho bé.
D – Bệnh tăng nhãn áp thứ phát
Bệnh xuất hiện với những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… hoặc sau quá trình viêm mắt, phẫu thuật mắt, mắt có biến chứng chấn thương hoặc đục thủy tinh thể quá nghiêm trọng, mắt bị sưng tấy.
Phương pháp điều trị: Để làm giảm tình trạng tăng nhãn áp, bạn phải điều trị các bệnh về tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… Sau điều trị, nếu cần thiết phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn lời tư vấn tốt nhất.
6. Cách chăm sóc mắt để hạn chế mắc Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp hiện chưa có phương pháp nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn bởi vậy, mỗi chúng ta nên thực hiện những phương pháp phòng ngừa để hạn chế mức thấp nhất sự xuất hiện của bệnh.
Đồng thời, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra định kì cho mắt tại các Bệnh viện chuyên khoa Mắt uy tín với các chuyên gia trong nước và quốc tế để có những phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây giúp ngăn ngừa áp lực trong mắt tăng lên:
- Luôn giữ tinh thần thoải mái
- Không làm việc quá lâu trên máy tính, điện thoại. Nên để cho mắt khoảng thời gian nghỉ ngơi.
- Tập thể dục thường xuyên
- Không sử dụng các chất kích thích
- Ăn nhiều trái cây và rau cải.
- Kiểm soát các bệnh về tiểu đường, tim mạch, huyết áp bởi đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tăng nhãn áp.
- Sử dụng các loại thuốc chăm sóc mắt phù hợp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.