Thị trường xuất khẩu gạo đầu năm 2015

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 1/2015 đạt 506,74 triệu USD, giảm 13,17% so với cùng kỳ, nhưng theo các chuyên gia, điều này không đáng lo ngại. Nguyên nhân là do cuối năm 2014, DN đã tăng cường giao hàng để phục vụ nhu cầu sản phẩm cho các thị trường, đặc biệt là cho kỳ nghỉ lễ cuối năm. Sang đầu năm mới, do có tháng nghỉ Tết nên các DN nhập khẩu tại các khu vực thị trường chính như châu Âu, Mỹ, Nhật có tốc độ nhập khẩu giảm đi nên sự sụt giảm này không phải là biến động đáng lo ngại.

Xuất khẩu thủy sản sang đa số các thị trường đều bị sụt giảm trong tháng đầu năm; trong đó các thị trường lớn đều giảm như: xuất sang Hoa Kỳ giảm 42,25%,đạt 89,9 triệu USD; xuất sang Nhật Bản giảm 13,61%, đạt 75,45 triệu USD; sang Hàn Quốc giảm 4,48%, đạt 45,89 triệu USD.

thuy-san

Tháng đầu năm, áp lực từ thuế chống bán phá giá tôm POR8 và thuế chống bán phá giá cá tra POR10 đã ảnh hưởng đến XK hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra sang Hoa Kỳ – một trong những thị trường lớn nhất của thủy sản Việt. Khó khăn này đã bắt đầu từ quý IV/2014 và tiếp tục kéo dài đến tháng đầu năm 2015. Ngoài thị trường Hoa Kỳ, XK thủy sản sang các thị trường khác như Nhật Bản, EU cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng sụt giá đồng yên và đồng euro hiện nay khiến nhập khẩu sản phẩm này bị hạn chế.

Hiệp hội Thủy sản cho rằng: Theo xu hướng thông thường của các năm, XK thủy sản đầu năm sụt giảm vì nhu cầu giảm và tăng dần vào các tháng giữa và đặc biệt là cuối năm khi nhu cầu tăng trước các dịp Giáng sinh và năm mới. Do đó, có thể kỳ vọng năm 2015, XK thủy sản cũng sẽ đi theo xu hướng này- giảm vào đầu năm và khả quan hơn vào những tháng tiếp theo.

Tuy nhiên, vẫn có một số thị trường đạt mức tăng trưởng mạnh; trong đó đáng kể nhất là xuất sang thị trường Séc đạt mức tăng đột biến tới 1.271% so với tháng 1/2014, mặc dù chỉ đạt 1,27 triệu USD; bên cạnh đó là một số thị trường cũng đạt mức tăng cao như: xuất sang Trung Quốc tăng 99,81%, sang Mexico tăng 80,24%, NewZealand tăng 68,83%.

Theo VASEP, Nghị định 67 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản, trong đó có việc tăng cường đầu tư cho hạ tầng khai thác và tạo thuận lợi về chính sách tín dụng cho ngư dân đóng tàu, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế… đã tạo động lực đẩy mạnh hoạt động khai thác và XK thủy sản. Bên cạnh đó, với mức tăng trưởng khá của các mặt hàng tôm, mực, bạch tuộc, cá biển và các hải sản khác, dự kiến, kim ngạch XK mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt khoảng 8 tỷ USD cho cả năm 2015.

Nguồn: bộ công thương