Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không có lẽ là thắc mắc của nhiều người bị thoát vị đĩa đệm. Theo các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc đi bộ hoặc vận động thể dục thể thao là một phương pháp luyện tập hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nếu vận động quá mức hoặc không đúng cách sẽ khiến cho bệnh tình trở nặng thêm.
Qua bài viết này, mình sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Bên cạnh đó là một số lưu ý cho việc đi bộ đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm. Cùng mình bắt đầu ngay thôi nào!
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể đi bộ và vận động nhẹ, trong trường hợp người bệnh không gặp quá nhiều khó khăn trong việc vận động. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét mức độ đau và giai đoạn của bệnh để có thể quyết định người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không.
Nếu người bệnh thoát vị đĩa đệm đang trong giai đoạn cấp tính hoặc bán cấp tính, thì người bệnh nên dành thời gian nằm nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đi bộ hoặc vận động. Bởi lúc này các dây thần kinh sẽ bị chèn ép gây đau nặng cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không gặp nhiều khó khăn trong việc vận động hoặc đi lại, và không bị đau quá nhiều, việc thực hiện vận động nhẹ hoặc đi bộ sẽ là những phương pháp hữu ích giúp cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm.
=>> Tham khảo bài viết top 7 dòng nệm dành cho người đau lưng phổ biến hiện nay
Lợi ích của việc đi bộ đối với người bị thoát vị đĩa đệm
Tăng cường lưu lượng máu: Hoạt động nhẹ hoặc đi bộ sẽ giúp làm giãn các mạch máu, tăng cường cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ cột sống. Điều này sẽ giúp duy trì tính linh hoạt của đĩa đệm và hỗ trợ quá trình tái tạo các mô.
Loại bỏ độc tố: Trong quá trình co bóp cơ, cơ bắp sẽ tạo ra độc tố sinh lý. Những chất độc này có thể tích tụ trong mô cơ ở lưng dưới. Lâu ngày sẽ gây cứng khớp và làm nặng thêm tình trạng thoát vị đĩa đệm. Việc đi bộ nhẹ nhàng sẽ là một phương pháp hiệu quả trong việc loại bỏ những chất độc này ra khỏi cơ thể và cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Tăng tính linh hoạt cho cột sống và đĩa đệm: Bằng cách kéo căng các cơ và dây chằng ở lưng, mông, và chân khi đi bộ sẽ giúp làm giảm áp lực lên cột sống, thắt lưng, đặc biệt là vùng đĩa đệm bị thoát vị. Điều này không chỉ hỗ trợ cho quá trình phục hồi chấn thương, mà còn giúp duy trì sự linh hoạt và tính linh động của lưng dưới. Qua đó cải thiện tình trạng đau lưng do thoát vị đĩa đệm.
Một số lưu ý quan trọng khi bộ cho người bị thoát vị đĩa đệm
Mặc dù việc đi bộ sẽ giúp cải thiện tình trạng của bệnh thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên nếu người bệnh đi bộ không đúng cách sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi đi bộ mà người bị thoát vị đĩa đệm cần phải lưu ý:
Đi bộ với cường độ và tần suất hợp lý
Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị nên bắt đầu bằng việc đi bộ trong khoảng thời gian ngắn, từ 5 đến 10 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần. Không nên đi bộ trong thời gian quá lâu, bởi điều này sẽ khiến cho vùng đĩa đệm bị hoạt động quá sức, dẫn đến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Người bị thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần phải biết lắng nghe cơ thể, tránh đi bộ quá sức. Đặc biệt là cần phải nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt.
Đi bộ với tư thế đúng
Đảm bảo tư thế đúng khi đi bộ sẽ giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống. Điều này bao gồm việc giữ cho vai thoải mái, giữ đầu cân bằng với cột sống mà không cúi người về phía trước hoặc phía sau. Đồng thời, giữ cho cằm thẳng và mắt hướng về phía trước để giảm căng thẳng cho cổ và lưng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đi bộ một cách nhẹ nhàng, chậm rãi và thở đều. Điều này cũng sẽ giúp duy trì tư thế đúng và giảm áp lực tối đa lên cột sống và vùng đĩa đệm bị thoát vị.
Lựa chọn giày đi bộ phù hợp
Lựa chọn một đôi giày đi bộ phù hợp cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự thoải mái, làm giảm thiểu áp lực lên chân và tình trạng chấn thương trong quá trình đi bộ. Đồng thời, một đôi giày phù hợp cũng sẽ làm giảm thiểu sự ảnh hưởng của việc đi bộ đến vùng thoát vị đĩa đệm.
Bạn nên lựa chọn những đôi giày vừa vặn với đôi chân, đảm bảo sự thoải mái và độ đàn hồi tốt, giúp hỗ trợ cho vùng cổ chân.
Không nên bước chân quá dài
Khi đi bộ, bạn không nên bước chân quá dài nhằm tránh tình trạng gây chấn thương đến vùng bị thoát vị đĩa đệm. Thay vì bước quá nhanh hoặc quá dài, bạn nên tập trung vào việc giữ cho 2 chân sao sao cho có khoảng cách vừa phải. Khi bước, bạn hãy thử đặt gót chân xuống đất đầu tiên. Sau đó mới nhẹ nhàng đáp phần mũi chân xuống. Điều này cũng sẽ giúp cho bước chân được thoải mái hơn, và tránh được tình trạng chấn thương đến vùng đĩa đệm bị thoát vị khi đi bộ.
=>> Xem thêm bài viết Bí quyết chọn nệm cho người bị thoát vị đĩa đệm bạn nên biết
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau giải đáp chi tiết thắc mắc Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Hy vọng với những lưu ý khi đi bộ mà mình vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thể cải thiện được tình trạng thoát vị đĩa đệm. Hãy luôn theo dõi mình để có thể đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.