Tổng hợp bệnh bướu giáp trạng đơn thuần

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Bệnh bướu giáp trạng đơn thuần là tình trạng phì đại và quá sản của tuyến giáp, một phản ứng thích nghi của tuyến giáp trước nhiều yếu tố khác nhau, trong đó chủ yếu là thiếu iod ở tuyến giáp.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới thì có bướu cổ khi thuỳ bên của tuyến giáp lớn hơn đốt cùng của ngón tay cái người được khám.
1.2. Dịch tễ
Bệnh bướu giáp trạng đơn thuần là một bệnh phổ biến được xếp vào loại bệnh có tính chất xã hội. Bệnh có thể gặp ở mọi nơi nhưng nhiều nhất là ở vùng miền núi, giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển. Bệnh bướu giáp trạng đơn thuần gặp ở các dân tộc, lứa tuổi. Phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới, nhất là ở lứa tuổi dậy thì, cho con bú, mãn kinh. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho tới nay có khoảng 655 triệu người mắc bệnh bướu cổ, chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển.

Theo Brodow Retal (1989) tỷ lệ bướu cổ địa phương ở một số nước châu Phi như cộng hoà Zaire, Tân ghi nê lên tới 42,4%. Ở Đông Nam Á có tới 100 triệu người mắc bệnh bướu cổ.
Ở Việt Nam, theo tài liệu công bố của Lê Mỹ (1990) – Viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ bệnh bướu cổ chung cho dân số tất cả các vùng được nghiên cứu là 34,2%, trong đó có những vùng tỷ lệ bướu cổ cao như Sơn La, Vinh Phú, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Đắc Lắc. Tình hình thiếu hụt iod là nghiêm trọng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đòi hỏi một chiến lược phòng chống các rối loạn do thiếu iod lâu dài và toàn diện. Bổ sung iod vào chế độ ăn đã dự phòng có hiệu quả bệnh bướu cổ và chứng đần độn do thiếu iod.
Từ năm 1995, thực hiện nghị quyết 481/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và vận động toàn dân ăn muối iod thay cho muối thường, chương trình quốc gia phòng chống các rối loạn thiếu hụt iod đã tập trung chỉ đạo và điều hành chỉ tiêu, kế hoạch, phối hợp với các bộ ngành ở trung ương và các địa phương để triển khai tốt các mục tiêu kế hoạch đề ra.
1.3. Phân loại bướu cổ: gồm hai loại
– Bướu cổ lẻ tẻ (bướu cổ do phản ứng):
+ Thường xảy ra ở nữ: thời kỳ dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh.
+ Vùng không có thiếu hụt iod.
+ Bệnh chiếm tỷ lệ thấp < 10% dân số.
– Bướu cổ địa phương:
+ Gặp ở vùng có thiếu hụt iod.
+ Tỷ lệ mắc bệnh cao > 10% dân số, có nơi 50-60%; hoặc từ 5% trẻ em lứa tuổi
8 – 12 bị mắc bướu cổ…
2. BỆNH NGUYÊN – BỆNH SINH
Nhu cầu về iod phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng sinh lý như thời kỳ trẻ nhỏ, dạy thì, chửa đẻ và chế độ lao động. Khi bị thiếu iod cơ thể có những cơ chế thích nghi tuỳ theo mức độ thiếu iod nhẹ hay nặng. Bướu cổ địa phương là loại bướu cổ gây nên bởi các thay đổi bất thường can thiệp vào sự sinh tổng hợp của thyroxin. Sự thiếu tương đối hay tuyệt đối nội tiết tố này sẽ gây ra tình trạng cường kích tố hướng giáp trạng của tuyến yên (TSH) và đưa tới hậu quả là phì đại và quá sản tế bào giáp trạng, do đó sinh ra bướu.
Trong bệnh bướu cổ đơn thuần có nhiều yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới sự sinh tổng hợp hormon giáp.
– Do giảm iod trong thức ăn: đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ đơn thuần.
– Do ăn phải thức ăn có chất sinh bướu:
+ Chất thiocarbamid có nhiều trong su hào, bắp cải có tác dụng ức chế tổng hợp thyroxin (tác dụng tương tự thuốc kháng giáp tổng hợp).
+ Thiocyanat cản trở men chuyên chở iod nên có rất ít iod trong tuyến giáp.
– Do thiếu men peroxydase dẫn tới iod vô cơ không được chuyển thành iod hữu cơ, do đó dẫn tới thiếu hụt hormon giáp.
– Do một sốion vô cơ: ton Ca+, K+, Zn++ có thể ảnh hưởng tới bệnh bướu cổ.
– Do tình trạng thiếu vệ sinh, thiếu vitamin nên dễ sinh bướu.

co2
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Lâm sàng
* Cơ năng
– Triệu chứng cơ năng thường nghèo nàn và không có gì đặc biệt.
– Nếu bướu quá to có thể chèn ép gây khó nuốt, nuốt vướng, khó thở nhẹ.
* Thực thể
128
– Nhìn: thấy bướu to ít hoặc nhiều. Khi khám, xác định độ to của bướu theo Tổ chức Y tế Thế giới:
Độ O: không nhìn thấy, không sờ thấy tuyến giáp.
Độ Ia: nắn thấy tuyến giáp ở tư thế thường, ngửa cổ ra sau không nhìn thấy, thùy
bên tuyến giáp nhỏ hơn đầu ngón tay cái bệnh nhân.
Độ Ib: nắn thấy tuyến giáp ở tư thế thường, ngửa cổ ra sau nhìn thấy mỗi thùy to bằng đầu ngón tay cái bệnh nhân trở lên.
Độ II: nhìn rõ bướu ở tư thế thường.
Độ III: bướu to rõ, nhìn thấy từ cách xa khoảng 10m.
– Sờ: có thể xác định được một số đặc điểm.
+ Bướu nằm dưới sụn nhẫn, ranh giới rõ, không dính vào tổ chức xung quanh.
+ Di động theo nhịp truất.
+ Không nóng, không có rung mếu.
+ Khi thăm khám, có thể xác định được 3 loại bướu:
• Bướu lan toả: bướu to đều, toàn thể
• Bướu nhân: nhân mật độ chắc, di động theo nhịp truất.
• Bướu hỗn hợp: trên nền bướu lan toả có một vài nhân....
– Nghe: không thấy tiếng thổi tại tuyến.
– Đo: để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
3.2. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm chỉ thay đổi nhiều khi có biến chứng.
– Chuyển hóa cơ sở: trong giới hạn bình thường (-10% – +10%).
– Độ tập trung I131 tại tuyến giáp: hơi tăng, nhưng không tạo góc chạy (đây là tình
trạng háo iod).
– Định lượng T3, T4 huyết thanh thấy bình thường, có thể giảm nhẹ T4 (bình thường theo phương pháp ELISA: T3: 0,8 – 1,8 µg/l; T4: 4,5 – 11,7 µg/dl; theo phương pháp RIA: T3: 1 – 3 nmol/l, T4: 50 – 150 nmol/l).
– TSH huyết thanh: bình thường hoặc tăng nhẹ
– Ghi xạ hình và siêu âm tuyến giáp: cho biết kích thước, hình thể, vị trí và phát hiện nhân tuyến giáp.
– Iod niệu: thấy giảm ở các bệnh nhân nằm trong vùng có thiếu hụt iod (< 10 µg/dl)
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
Thường là dễ, bệnh nhân có bướu cổ nhưng ít có sự thay đổi chức năng về lâm sàng và cận lâm sàng.
Xác định độ to của bướu (theo WHO).
4.2. Chẩn đoán phân biệt
* Bệnh Basedow
– Bướu giáp mạch
– Nhịp tim nhanh
– Mắt lồi
– Xét nghiệm máu thấy T3, T4, FT4 tăng; TSH giảm.
* Hạch quanh bướu
– Hạch thường cứng, chắc, ranh giới rõ.
– Không di động theo nhịp nuốt.
* Lớp mỡ dưới da
Thường gặp ở người béo, mật độ mềm, ranh giới không rõ và không di động theo nhịp nuốt.
4.3. Chẩn đoán biến chứng
* Chèn ép khí phế quản
– Bướu to, gây khó thở, khó nuốt
– Bướu ngầm, có thể gây chèn ép trung thất
* Chèn ép dây thần kinh quặt ngược
Có thể gây nói khàn, giọng đôi
* Rối loạn chức năng
– Cường giáp trạng
– Suy giáp trạng
* Viêm tuyến giáp cấp hoặc bán cấp
– Sốt
– Đau ở vùng tuyến giáp
– Có sưng, nóng, đỏ rõ
* Ung thư giáp trạng
– Thường xảy ra trên những bướu nhân.
– Tuyến giáp to, cứng, lổn nhổn.
– Bệnh tiến triển chậm.
– Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm giải phẫu bệnh vi thể.
5. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
5.1. Phòng bệnh bướu cổ địa phương
* Nguyên tắc:
– Các rối loạn do thiếu iod có thể phòng được bằng bổ sung đủ iod cho cơ thể.
– Mọi cộng đồng sống trong vùng thiếu iod đều phải được bổ sung iod. Đối tượng ưu tiên là phụ nữ có thai, phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và trẻ em.
– Bằng mọi cách đưa lượng iod cần thiết theo nhu cầu hàng ngày cho toàn dân ở vùng bướu cổ địa phương. Liều iod bổ sung phù hợp với nhu cầu sinh lý và không gây tai biến.
– Phòng bệnh bằng bổ sung iod phải đảm bảo an toàn, lâu dài và liên tục.
– Kể cả sau khi đã thanh toán được các rối loạn do thiếu iod.
* Cụ thể: có thể dùng một trong các biện pháp sau:
– Viêm IK (Kali Iodua) 5mg, 1 tuần ương 1 viên. Tuy vậy cũng khó áp dụng vì đắt tiền hơn so với muối iod. Mặt khác, cũng dễ quên uống, có thể dùng ở những nơi khó đưa muối đến.
– Ống Lipiodol, tiêm bắp sâu, mỗi lần 1 ml (l-2 năm tiêm 1 lần). Có tác dụng tại chỗ như phản ứng đau, đôi khi gây áp xe tại chỗ. Có thể tăng nguy cơ cường giáp, nhất là ở những người có bướu nhân. Hiện nay đã có muối iod nên ít dùng. Chỉ sử dụng khi vùng có tỷ lệ mắc ở lứa tuổi học sinh 8 – 12 từ 30% trở lên và có nồng độ iod niệu < 2µg/dl.
– Viên nang Lipiodol, mỗi lần uống 1 nang (6 – 12 tháng uống 1 lần).
– Tốt nhất là trộn iod vào muối ăn và các loại thực phẩm khác nhau cho toàn dân sử dụng, thực hiện theo chương trình quốc gia phòng chống các rối loạn thiếu hụt iod.
+ Ăn muối iod vừa đạt hiệu quả phòng bệnh tốt vừa kinh tế nhất.
+ Việc hướng dẫn sử dụng muối iod trong bữa ăn là rất quan trọng, vì nó đam bảo chất lượng iod được bổ sung hàng ngày cho cơ thể.
+ Khi nấu thức ăn cần chú ý bắc nồi, chảo thức ăn ra khỏi bếp mới cho muối iod vào để tránh bị mất đi khi nấu. Dùng muối iod để chấm thức ăn là rất tốt.
5.2. Điều trị bướu cổ lẻ tẻ và bướu cổ địa phương
131
* Nội khoa
– Bướu cổ độ I: tốt nhất là dùng hormon giáp với liều sinh lý.
T4 (Thyroxin) 100 µg x 1 viêrl/ngày.
T3 (Triiodothyronin) 20 µg x 1 viên/ngày.
Thời gian kéo dài 2 – 3 tháng, có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp. Chú ý là khi điều ta có thể gây tăng năng giáp do tăng hormon, cần loại trừ trước khi kết luận bệnh nhân bị bệnh Basedow.
– Bướu cổ độ II, III hoặc bướu nhân: điều trị nội khoa ít kết quả.
* Ngoại khoa: cắt bỏ gần hoàn toàn tuyến giáp. Trong thực hành điều trị, cần chỉ định phẫu thuật theo đúng chỉ định và không được lạm dụng vì có thể xảy ra nhiều biến chứng.
– Chỉ định:
+ Bướu quá to gây chèn ép
+ Bướu nhân, điều trị nội khoa không kết quả.
+ Bướu nghi chuyển ác tính.
– Biến chứng
+ Cắt phải dây thần kinh quặt ngược: gây nói khàn, giọng đôi.
+ Cắt phải tuyến cận giáp gây hạ calci máu.
+ Cắt quá nhiều tổ chức tuyến gây suy giáp.
+ Chảy máu.
Tóm lại: bướu giáp trạng đơn thuần là một bệnh nội tiết thường gặp ở nước ta, bệnh mang tính chất xã hội, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thiếu hụt iod. Trong các biện pháp phòng bệnh thì bổ sung iod bằng cách trộn iod vào muối ăn và toàn dân dùng muối iod là bệnh pháp phòng bệnh có hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Ở nước ta, phối hợp các ngành để thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng chống các rối loạn thiếu hụt iod nhằm thực hiện mục tiêu thanh toán bệnh bướu cổ địa phương vào năm.

” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “

Trích : Đại học y khoa Thái Nguyên