Triệu chứng và cách điều trị khi bị điện giật

1. DỊCH TỄ HỌC
– Cùng với sự phát triển của công nghiệp điện có sự gia tăng song song số người bị điện giật và tử vong.
– Ở Mỹ:
+ 1000 ca tử vong/l năm là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 5 trong bệnh nghề nghiệp.
+ 0,54% dân số/ năm tử vong do điện giật
+ > 60% ca tử vong là nam giới, cao nhất ở tuổi 20-34.
+ 3-14% nạn nhân điện giật do điện thế cao tử vong sau khi nhập viện.
– Dòng điện thế cao: 1/3 trường hợp là thợ điện, 1/3 là công nhân xây dựng.

diengiat
2. SINH LÝ BỆNH
2.1. Các yếu nhiên quan đến mức độ nặng
– Điện trở của cơ thể:
+ Từng loại mô cơ thể có sức cản khác nhau với dòng điện. Dòng điện sẽ dừng lại ở chỗ có điện trở cao.
– Ở địa điểm tiếp xúc da: còn tuỳ vào độ ẩm, độ dày và độ sạch của da. Lớp thượng bì không có mạch máu nên điện trở cao. Khi da ẩm mồ hôi điện trở giảm.
– Trong cơ thể: điện trở giảm theo thứ tự xương, mỡ, gân, cơ, niêm mạc, thần kinh
– Thời gian tiếp xúc điện.
– Càng lâu, điện năng biến thành nhiệt năng.
– Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện 1 chiều.
– Dòng xoay chiều 60HZ với độ Voltage thấp có độ an toàn rất hẹp ; ví dụ 1-5 mA chỉ thấy tê tê, nhưng với 10-20 mA cơ thể xảy ra kích thích các sợi cơ làm co cơ kiểu tetanie và cần đề phòng nạn nhân bị trữ chặt tay vào nguồn điện như thế sẽ kéo dài thời gian tiếp xúc với nguồn điện. Ngược lại dòng điện 1 chiều và xoay chiều có Voltage cao thường gây ra đau co cơ xương tự động và đẩy nạn nhân khỏi nguồn điện.
– Tổ chức nội tạng nằm trên đường trục dòng điện sẽ tăng yếu tố nguy cơ tổn thương và biến chứng mặc dù khoảng cách của các tạng nằm xa nguồn điện.
2.2. Tổn thương tế bào
– Thay đổi tính thấm màng.
– Vỡ tế bào.
Được chứng minh ở tế bào cơ xương và tế bào thần kinh cũng như ở tế bào cơ tim dẫn đến tăng kim và men tim, calci trong tế bào tăng lên đóng góp yếu tố dễ phát triển thành rung thất và rối loạn chức năng tim,
2.3. Phá huỷ tổ chức do dòng nhiệt điện gây ra cả nơi dẫn nhiệt lẫn chấn thương
không dẫn điện
– Nơi tiếp xúc là nơi năng lượng điện lớn nhất.
– Vùng trục dòng điện đi qua.
– Tổ chức có sức cản điện nhỏ nhất, (thần kinh, mạch máu, cơ) thì mật độ điện và nhiệt điện ở đó sẽ lớn nhất. Tổ chức cơ và thần kinh bị phá huỷ (màng tế bào vỡ), gây ra phù, hoại tử đông vón và thiếu máu, thành mạch bị phá huỷ gây đông máu trong
mạch, chảy máu, tổ chức cơ phá huỷ phóng thích ra các men myoglobin. Độ nóng của dòng điện qua các trục gây ra bỏng với nhiệt độ có khi 5000oC.
2.4. Ngừng tim
– Chết đột ngột do Shock điện gây co cứng cơ tim như trong tự nhiên gây ngừng tim ngay tức khắc hoặc do rối loạn nhịp chết người do tổn thương cơ tim.
– Dòng điện cơ thể thay đổi vận chuyển màng tế bào cơ tim phóng thích ra các catecholamin thần kinh ngừng hô hấp và cơ ngực dẫn đến ngạt và thiếu ôxy tổ chức. Rung thất sẽ xuất hiện với dòng nhỏ 50-100mA.
2.5. Hệ thần kinh
Thần kinh trung ương, não. Tuỷ sống bị trực tiếp của dòng điện, hoặc thứ phát sau hệ hô hấp và tuần hoàn, thiếu máu và thiếu ôxy não, co giật kéo dài, sặc ngừng hô hấp, ngừng tim, tắc mạch.
2.6. Suy thận
Thường là biến chứng sau tổn thương cơ do điện myoglobin, Nâng globin gây hoại từ tắc ống thận, tan máu, giảm thể tích máu kéo dài sẽ dẫn đến giảm mức lọc cầu thận, thiếu máu vỏ thận.
3. TRIỆU CHỨNG
– Chết đột ngột thường do ngừng tim, ngừng thở, dòng điện xoay chiều 50 – 100 mA gây rung thất và vô tâm thu ở cường độ dòng điện 10A: gây:
+ Vô tâm thu.
+ Nhịp nhanh thất
+ Ngoại tâm thu thất.
+ Nhịp chậm, rung như luốc nhánh
+ ST – T chênh.
– Da:
+ Bỏng da: đỏ nhạt → trắng xám và trắng ở giữa.
+ Bỏng nơi bên cạnh.
– Thần kinh:
+ Mất ý thức tạm thời.
+ Lẫn lộn hay kích thích đến ngủ sâu, hôn mê.
+ Đau đầu, ngủ vật, cấm khẩu, điếc.
+ Viêm dây thần kinh ngoại biên.
– Mạch: gây co thắt động mạch thứ phát, viêm tắc mạch, vỡ mạch, chảy máu.
– Chấn thương thứ phát: gẫy cột sống lồng ngực, bụng.
– Bỏng mồm.
– Khi có thai: vỡ ối, để non, thai chết lưu
– Biến chứng khác
+ Dạ dày ruột: loét, chảy máu.
+ Mắt: bỏng, chảy máu.
+ Tai: điếc
4. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
– Urê máu tăng, creatinin tăng
– Toan chuyển hóa, hạ kim máu.
– Hemoglobin, myoglobin niệu.
– CK – MB tăng
– CT – Scanner đánh giá tổn thương
– Điện tim ST – T chênh

8ef290cb-bd52-46ea-80de-d65cce5154ba
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Cấp cứu tức thời tại nơi xảy ta tai nạn
– Tách nạn nhân ta khỏi nguồn điện: cắt điện, người cứu không được chạm tay trần vào nạn nhân, đứng trên ván khô và dùng cây khô đẩy dây điện khỏi nạn nhân.
– Ép tim ngoài lồng ngực, thổi miệng – miệng.
– Bất động, cố định tốt chi và cột sống.
– Sau khi tim đập trở lại- hít thở tự nhiên được chuyển đến bệnh viện.
5.2. Hồi sức tại bệnh viện
– Phòng ngừa suy thận: điều chỉnh nước, điện giải, kiềm toan.
Chủ yếu theo dõi lượng nước tiểu: duy trì lượng nước tiểu 1-1,5 ml/kg/giờ nếu có hemoglobin và myoglobin
– Theo dõi điện tâm đồ ít nhất 24 – 72h theo dõi rối loạn nhịp tim.
– Đảm bảo thông khí thở oxy, thông khí nhân tạo.
– Truyền dịch 10 – 12 ml/kg/ giờ đảm bảo ổn định tuần hoàn (natriclorua 0,9%, natribicarbonat 1,4%)
– Đo CVP, khống chế truyền địch nhanh nhiều.
– Theo dõi XN máu, nước tiểu, CPK, LDH, SGOT, điện giải, hemoglobin triệu
– Phòng ngừa nhiễm trùng: nếu có tổn thương nặng tiêm SAT, kháng sinh liều cao.
– Chống phù não nếu hôn mê kéo dài.
6. PHÒNG NGỪA
– Lắp đặt đúng cách các đồ gia dụng bằng điện có dây đất.
– Giầy dép khô ráo khi tiếp xúc với điện.
– Bít các ổ điện, các đầu dây điện
– Ở bệnh viện cần kiểm tra định kỳ các thiết bị điện vì có thể gây rung thất do dòng điện nhỏ qua Pacemaker.

” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “

Trích : Bệnh học nôi khoa, giáo trình đại học y khoa Thái Nguyên