MỞ ĐẦU
Thông thường mỗi ngày đi đại tiện một lần, lượng phân của người lớn trong một ngày đêm khoảng 200-300g. Phân mềm đóng thành khuôn. Khi táo bón lượng phân ít và khô làm cho phân rắn hơn bình thường
1. SỰTHƯỜNG GẶP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÁO BÓN VỚI BN
Khoảng 10% dân sốchâu Âu phải sửdụng thường xuyên thuốc nhuận tràng đểchống táo bón (Hsrrison’s 2000). ỞViệt Nam chưa có sốliệu thống kê đầy đủ nhưng tỷ lệ táo bón chắc chắn không cao như ởchâu Âu do sự đặc thù của chế độ ăn nhiều xơ. Táo bón thường gặp ởtất cảmọi lứa tuổi và cả2 giới nhưng có xu hướng cao hơn ởphụnữ, ởngười lớn và đặc biệt ởngười cao tuổi. Nó thường không phải là nguyên nhân gây những rối loạn trầm trọng nhưng gây rất nhiều phiền hà cho BN. Làm giảm khảnăng lao động làm giảm chất lượng cuộc sống. Đôi khi táo bón chức năng cũng góp phần cho một sốtai biến tim mạch nhưtai biến mạch máu não, nhồi máu cơtim.
2. NGUYÊN NHÂN TÁO BÓN
2.1. Đào thải phân ởngười bình thường
Thức ăn sau khi tiêu hóa và hấp thụ ởruột non, xuống đại tràng. Phần lớn nước được hấp thu lại. Phân trởnên dẻo hơn, đi xuống đại tràng sigma và được chứa ở đó. Khi khối lượng tăng lên khoảng 200-300g sẽxuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạmót, rặn. Cơnâng hậu môn co lại, cơvòng hậu môn mởra,
đại tràng co bóp mạnh, đồng thời cơhoành và các cơthành bụng cũng co bóp mạnhlàm tăng áp lực trong ổbụng, tống phân ra ngoài. Khi cơchếnày bịrối loạn sẽ sinh ra táo bón.
2.2. Nguyên nhân
* Táo bón chức năng: loại này hay gặp nhưng không có tổn thương ở đại trực tràng và hậu môn
– Táo bón thời gian ngắn:
+ Thường do các bệnh toàn thân nhưsốt, nhiễm khuẩn, sau phẫu thuật.
+ Do dùng một sốthuốc giảm nhu động ruột nhưthuốc phiện, thuốc an thần, sắt…
+ Do phản xạ: táo bón đi kèm các bệnh sỏi thận, sỏi mật, phù…
+ Táo bón trong nhiễm độc chì
– Táo bón mạn tính
+ Do thói quen, do nghềnghiệp ngồi nhiều, ít hoạt động. Phần nhiều do thói quen nhịn đi ngoài từtuổi ấu thơhoặc làm việc ởnơi không tiện điều kiện đi ngoài. Lâu dần trực tràng mất dần phản xạvà áp lực không tống phân đều đặn nữa.
+ Hội chứng ruột kích thích vào thời kỳgiảm nhu động ruột hoặc co thắt nhiều.
+ Do chế độ ăn uống ít, khẩu phần quá ít.
+ Do suy nhược thần kinh làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột hoặc do rối loạn tâm thần dẫn đến mất phản xạ đại tiện gây nên.
* Táo bón do tổn thương thực thể
– Do loét dạdày, hành tá tràng, có tăng tiết acid
– Do cản trở đường đi của phân trong các trường hợp u đại trực tràng hoặc u trong ổbụng chèn ép đại trực tràng
– Do các bệnh bẩm sinh của đại tràng như đại tràng dài, đại tràng to giữphân lại đại tràng lâu và nhiều, bịtái hấp thu kiệt nước gây nên.
– Do viêm đại tràng mạn tính
– Các bệnh mạch máu vùng hậu môn trực tràng nhưtrĩ. . .
– Các trường hợp dính tắc sau mổ
– Các u não, viêm não màng não, tăng áp lực nội sọ, tổn thương tuỷ sống cũng gây táo bón
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Lâm sàng
– Hỏi kỹvềtiền sửthói quen nghềnghiệp, chế độ ăn uống sinh hoạt cùng các rối loạn tiêu hóa của người bệnh, chủyếu người bệnh đại tiện khó nhiều ngày mới đi ngoài một lần. Khi đi ngoài phải rặn nhiều, phân cứng, rắn, thành cục, có thể dính theo nhầy hoặc máu tươi
– Nếu táo bón lâu ngày có thểlàm cho bệnh nhân cáu gắt, nhức đầu, mất ngủmất mỏi, trống ngực…
– Khám xét kỹ: sờnắn bụng, nắn dọc khung đại tràng thấy phân rắn thành chuỗi lổn nhổn. Thăm trực tràng thấy phân cứng.
– Khám phân: khám phân là một động tác cần thiết đểchắc chắn bệnh nhân táo bón, không những thếcòn có thể đánh giá mức độtáo bón, tính chất táo bón và các yếu tốkhác có thểphát hiện trong phân của bệnh nhân nhưmáu, nhầy…
3.2. Xét nghiệm
– Thăm trực tràng: bao giờcũng nên làm và rất có giá trị. Bóng trực tràng rỗng hoặc có ít phân rắn. Có thểthấy được các nguyên nhân thực thểvùng trực tràng như chít hẹp, u…
– Soi trực tràng
– Soi đại tràng ống mềm giúp tìm các nguyên nhân gây táo bón ởcao nhưu, K…
– Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang
– Đo áp lực thành đại tràng cũng có tác dụng phát hiện các lý do cơnăng Tại cơsởchẩn đoán táo bón thường cũng đơn giản song không quên các động tác thông thường mà có giá trịnhưthăm trực tràng, khám phân đã nêu trên
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Không dùng thuốc
– Thầy thuốc giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân vềchuỗi các sựkiện dẫn đến táo bón.
– Cốgắng thay đổi mô hình kéo dài nhiều năm
– Tập đi đại tiện hàng ngày và đúng giờ
– Tập thểdục, đi bộtrước khi cốgắng đi đại tiện
– Ăn nhiều rau và các chất xơkéo dài và hằng định nhất là các bệnh nhân có tuổi Có thể nói đây là phương pháp dễáp dụng, thực hiện ởmọi nơi kểcảcác cơsởThầy thuốc đòi hỏi có hiểu biết nhiều vềlĩnh vực này và tưvấn thoả đáng. Không nên coi đây là một bệnh quá đơn giản, thiếu quan tâm thích đáng.
4.2. Thuốc
Khi đã cốgắng nhưng không đạt được hiệu quảmới dùng thuốc
– Các thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân nhưchất bán cellulo đây là phương pháp phù hợp sinh lý hơn cả
– Các chất nhuận tràng tăng nhu động
– Các nhuận tràng thẩm thấu
– Chú ý khi lạm dụng thuốc nhuận tràng có thểgây mất kim, làm giảm phản xạ đại tiện, tăng tiết nhầy…
– Đối với táo bón có nguyên nhân thực thểcần được điều trịnguyên nhân đểcó
hiệu quả.
5. DỰ PHÒNG
Dựphòng chung: tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng vềvai trò của chất xơtrong khẩu phần ăn, việc uống đủnước, nhất là đối với người lao động trong môi trường nóng nắng liên tục. Không có dựphòng đặc hiệu cho táo bón cơnăng. Đối với các táo bón do nguyên nhân thực thểthì việc thường xuyên dùng một thuốc làm mềm phân và điều trị nguyên nhân là dựphòng tích cực nhất.
” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “
Trích: Bệnh học nội khoa, giáo trình Đại học y khoa Thái Nguyên