1. MỞ ĐẦU
Hội chứng ruột kích thích là bệnh tiêu hóa phổbiến nhất trên lâm sàng, tuy nó không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó gây nhiều phiền hà lo lắng cho bệnh nhân và là một vấn đềbếtắc cho thầy thuốc.
Bệnh có thểgặp ởcảnam và nữnhưng thường gặp nữnhiều hơn với tỷlệ4/1. Là thểbệnh của thanh niên và lứa tuổi trung niên Trước đây quan niệm vềHCRKT chưa được đúng, tất cảcác rối loạn chức năng đại tràng, đôi khi cảtiểu tràng đều được gọi chung là viêm đại tràng mạn. Điều đó không những không đúng mà còn gây nên một tâm lý cho thầy thuốc và bệnh nhân là cần phải sửdụng thuốc kháng viêm, kháng sinh… nhiều khi chính các thuốc này làm cho bệnh nặng lên. Cần khám xét tỷmỉ đểloại trừcác nguyên nhân thực thể. Khi không có các nguyên nhân thực thểviệc điều trịsẽcó hiệu quảhơn
– Sinh lý tạo phân trong đại tràng:
Thức ăn sau khi tiêu hóa và hấp thụ ởruột non, xuống đại tràng. Phần lớn nước được hấp thu lại. Phân trởnên dẻo hơn đi xuống đại tràng sigma được chứa ở đó. Tại đại tràng các nhu động luân chuyển đưa phân đi xuống trực tràng. Khi khối lượng tăng lên khoảng 200-300g sẽxuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạmót, rặn. Cơnâng hậu môn co lại, cơvòng hậu môn mởra, đại tràng co bóp mạnh, đồng thời cơhoành và các cơthành bụng cũng co bóp mạnh làm tăng áp lực trong ổbụng, tống phân ra ngoài. Trong quá trình vận chuyển trong đại tràng, phân bị
tái hấp thu nước. Nếu vì lý do nào đó đại tràng tăng cường nhu động sẽdẫn đến phân đi qua đại tràng nhanh không kịp tái hấp thu nước sinh ra ỉa lỏng. Nếu có những rối loạn đại tràng dù cơnăng hay thực thể đều ảnh hưởng đến tính chất phân.
2. TRIỆU CHỨNG
2.1. Lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng gián đoạn, mạn tính
– Đau bụng dưới thường là vùng hốchậu trái, đau quặn hoặc đau âm ỉ đôi khi có cơn quặn lên. Cơn đau có thểdo co thắt đại tràng nhưng cũng có thểdo tăng nhu động, do sinh nhiều hơi.
– Rối loạn bài tiết phân: phân khi lỏng, khi táo thường thì có một chu kỳ đi lỏng sau đó phân đặc dần rồi chuyển sang táo bón ít ngày trước khi chuyển sang một thời kỳ đi lỏng tiếp theo. Đi lỏng có thểxảy ra bất chợt khi thức ăn thay đổi khi thay đổi điều kiện sống hoặc khi thay đổi thời tiết.
– Rối loạn tri giác nội tạng: bệnh nhân luôn cảm giác bụng căng phồng, trung tiện quá mức. Bệnh nhân lúc nào cũng có cảm giác muốn đi ngoài, khi đi ngoài có cảm giác chưa hết phân, không thoải mái… Rối loạn tâm lý: có thểthấy tình
trạng bồn chồn lo lắng ởmột sốbệnh nhân, một sốkhác lại có tình trạng trầm cảm. Đôi khi các strees làm trầm trọng hơn các triệu chứng trên.
– Thăm khám thực thể: bệnh nhân lo lắng. Cảm giác ấn đau ởvùng đại tràng sigma. Có thểsờthấy thừng đại tràng hoặc dấu hiệu co thắt đại tràng.
2. 2. Cận lâm sàng
Nội soi đại trực tràng không thấy có tổn thương thực thể. Có thểthấy mạch máu nổi rõ dưới niêm mạc đại tràng, đại tràng co thắt, có nhiều nhầy, qua nội soi sinh thiết đểloại trừcác nguyên nhân thực thểtại ruột.
– Chụp khung đại tràng với barit có giá trịkhi không có nội soi
– Các xét nghiệm vi sinh vật tại ruột có giá trịchẩn đoán các nguyên nhân thực thể
– Test dung nạp sữa giúp chẩn đoán tình trạng thiếu hụt men lactose chẩn đoán thểgiảHCRKT. Khám và xét nghiệm chức năng tuyến giáp đôi khi cần thiết đểphân biệt ỉa chảy do ưu năng giáp
2.3. Các thể lâm sàng
Lâm sàng của HCRKT rất đa dạng. Thông thường là thểtăng nhu động ruột với các triệu chứng đau bụng, ỉa lỏng, nhiều phân hơn bình thường. Thểtáo bón với phân khô, khối lượng ít hơn bình thường và thường có co thắt đại tràng kèm theo. Thểxen kẽkhi lỏng, khi táo khi co thắt khi không, làm cho bệnh nhân khó chịu. Trong điều trị thểphối hợp cần theo dõi chặt chẽtránh tác dụng phụcủa thuốc khi bệnh ởgiai đoạn không phù hợp.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Không dùng thuốc
Đòi hỏi thầy thuốc phải kiên nhẫn. Điều quan trọng là làm bệnh nhân yên tâm, Biết bệnh không dẫn đến viêm ruột mạn, không dẫn đến u đại tràng ung thư đại tràng. Cần tưvấn, giải thích đểbệnh nhân hiểu đây là bệnh mạn tính, không thểchữa khỏi hẳn mà bệnh đỡ đã là thành công lớn cho cảthầy thuốc lẫn bệnh nhân. Bệnh nhân phải thích nghi dần với bệnh “Chung sống hoà bình” có lẽlà thuật ngũvui nhưng đúng trong trường hợp này. Thầy thuốc không được ám chỉbệnh sinh ra là do tâm lý bệnh nhân chứkhông có nguyên nhân thực, điều này tai hại làm cho bệnh nhân phản đối và không tin ởthầy thuốc. Nhưvậy hiệu quảtưvấn và điều trịkhông dùng thuốc sẽgiảm nhiều. Tụy vậy vẫn phải nhấn mạnh vai trò của các stress tâm lý, thần kinh có ảnh hưởng xấu đến bệnh. Tất cảsựtưvấn trên phải được thực hiện sau khi đã tìm hiểu kỹkhám xét tỷmỉ và làm một sốthăm dò cần thiết. Điều này không những giúp loại trừcác nguyên nhân
thực thểmà còn giúp bệnh nhân tin tưởng điều trị.
3.2. Điều trị thuốc
Chủyếu là điều trịtriệu chứng: táo bón có thểcho nhuận tràng tăng khối lượng, tăng nhu động. ỉa lỏng có thểcho các thuốc kháng tiết choán, loperamid, dicyclomin. Các thuốc an thần và các vitamin thường được coi là điều trịhỗtrợ.
4. DỰPHÒNG
Dựphòng chung bằng cách chế độ ăn hợp lý, giải thoát các stress. Dựphòng trong các trường hợp có nguyên nhân thực thểlà điều trịnguyên nhân.
” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “
Trích: Bệnh học nội khoa, giáo trình Đại học y khoa Thái Nguyên