Tổng quan về bệnh ung thư phổi

1. ĐẠI CƯƠNG VÀ DỊCH TỄ HỌC
Ung thưphổi là bệnh thường gặp, trong đó ung thưphếquản thường gặp hơn cả. Là ung thưthường thấy nhất ởnam giới.
– ỞViệt Nam: theo thống kê của Trung tâm u bướu thành phố HồChí Minh thấy ung thưphổi đứng hàng thứ2 sau ung thưgan

– Ở nước ngoài: ung thưphếquản gia tăng cùng với sựgia tăng hút thuốc lá tỷlệchết vì ung thưphếquản ngày càng tăng. Năm 1995 có khoảng 174000 người ung thưmới ởMỹ, ung thưphổi chiếm 33% sốtửvong ởnam và 28% do ung thư ởnữ.
2. NGUYÊN NHÂN, CÁC YẾU TỐNGUY CƠ
– Giới: ởPháp thấy ung thưphếquản gây tửvong ởnam giới đứng hàng đầu trong các loại ung thư, tỷlệnam/ nữlà 6/1.
– Tuổi: thường gặp nhất là ở độtuổi 40-60, dưới 40 tuổi và trên 70 tuổi ít gặp hơn. Tuy vậy vẫn có thểgặp ởbất kỳlứa tuổi nào.
– Địa dư: ởcác nước công nghiệp phát triển, ung thưphổi rất thường gặp, ởthành thịmắc gấp 5 lần ởnông thôn.
– Thuốc lá: ởmột sốnước trên thếgiới ung thưphếquản tăng lên với lượng thuốc lá tiêu thụ, tỷlệung thưphếquản ởngười nghiện thuốc lá cao hơn rất nhiều. Theo Harrison thì 90% trường hợp ung thưphổi là ởngười nghiện thuốc lá. Trong khói thuốc lá có những chất có khảnăng gây ung thư đó là Hydrocarbure thơm đa vòng như3 – 4 Benzopyren, Dthenzanthracen…
– Khí quyển bịô nhiễm: khí thải công nghiệp, hơi đốt ởgia đình…
– Nghềnghiệp: công nhân làm ởmỏcó chất phóng xạnhưUranium. Người tiếp xúc với Nikel carbonyl, cromate, Amiante, than, nhựa, khí đốt…Lớp biểu mô phếquản có diện tích 60-90m2, do diện tích lớn nhưvậy nên phế quản là nơi dễbịtác động bởi các nguyên nhân gây bệnh và các yếu tốnguy cơ.
– Các yếu tốkhác: di truyền, bệnh phếquản phổi chưa được chứng minh.
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Sựphát hiện sớm ung thưphếquản phổi rất quan trọng cho điều trịvà tiên lượng bệnh nhưng khó khăn vì không thểchụp Xquang và làm xét nghiệm tếbào học hàng loạt, nên việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng là quan trọng góp phần cho chẩn đoán sớm.
3.1. Giai đoạn tiềm tàng
– Triệu chứng phếquản: đa sốung thưvùng rốn phổi lúc đầu biểu hiện ho khan hoặc khạc đờm, ho kéo dài, dùng các thuốc điều trịtriệu chứng không đỡ, ởngười nghiện thuốc lá cũng hay ho nên nhiều khi khó chẩn đoán. Do vậy ở người có tuổi nghiện thuốc lá mà có các triệu chứng trên cần được khám bệnh và chụp phổi đểphát hiện bệnh sớm.
– Ho ra máu: 50% bệnh nhân có triệu chứng này. Ho ra máu rất ít lẫn đờm, thường ho vềbuổi sáng và kéo dài trong nhiều ngày. Có thểnghe thấy tiếng rít phếquản (chứng tỏkhối u đã làm tắc phếquản không hoàn toàn) .
– Hội chứng viêm phếquản phổi cấp hoặc bán cấp: thường gặp trong ung thư phế quản lớn, có biểu hiện nhưviêm phổi hoặc phế quản phế viêm. Cần nghĩ đến ung thư khi bệnh nhân đã hết sất, không ho, không khạc đờm nhưng hình ảnh 

Xquang vẫn còn tồn tại trên 1 tháng.
3.2. Ung thưtiềm tàng
Ung thư phế quản nhiều khi không có triệu chứng gì về lâm sàng, nhất là ung thư dạng biểu bì do vậy cứ6 tháng nên chụp kiểm tra lại phổi một lần.
3.3. Những dấu hiệu chứng tỏung thư đã lan toả
– Đau ngực: không có vịtrí đau rõ rệt, thường đau dai dẳng bên tổn thương, có khi đau quanh bảvai, mặt trong cánh tay (hội chứng Pancoast- Tobias), đó là những trường hợp ung thư ở đỉnh phổi. Triệu chứng này dễbịbỏqua.
– Khó thở: khi tắc phếquản và xẹp phổi hoàn toàn, nếu khối u ởngã ba khí phế quản thì khó thởkiểu thanh quản và có tiếng cò cử, có thểkhó thởdo liệt cơhoành.
– Khó nói: giọng khàn, giọng đôi do thần kinh quặt ngược bịchèn ép.
– Khó nuốt: do thực quản bịchèn ép.
– Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủtrên: phù kiểu áo khoác, có tuần hoàn bàng hệ ởngực và lưng, môi tím.
– Hội chứng tràn dịch màng phổi: ung thưdi căn vào màng phổi. Cần chọc dịch. màng phổi đểxét nghiệm tếbào, sinh thiết màng phổi, soi màng phổi.
– Hội chứng Claude-Bernard-Horner: do chèn ép thần kinh giao cảm cổ: thấy nửa mặt đỏ, khe mi mắt hẹp, đồng tử nhỏ, nhãn cầu tụt vềphía sau.
3.4. Dấu hiệu ngoài phổi
– Sụt cân > 5% trọng lượng cơthểtrong 6 tháng, sốt nhẹ.
– Hội chứng Pierre- Marie: ngón tay dùi trống, đau khớp.
– Có thểcó vú to một bên hoặc hai bên ởnam giới.
– Hội chứng Cushing tiến triển nhanh, hoặc hội chứng Schwartz-Barter (giảm
natri trong máu, không có suy thận hoặc tuyến thượng thận) .
4. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
– Xquang phổi: chụp thẳng, chụp nghiêng, chụp chếch, chụp cắt lớp. Thấy bóng mờ ởphổi, phát triển theo thời gian. Hoặc thấy hình ảnh xẹp phổi một phần hay toàn bộ. Chụp phếquản có bơm thuốc cản quang thấy phếquản bịhẹp, hoặc phếquản bị cắt cụt, bị đẩy.
– Nội soi phếquản: rất cần thiết, kết hợp sinh thiết đểchẩn đoán mô học.
– Đờm: tìm tếbào ung thư(cho bệnh nhân đánh răng xong khạc sâu lấy đờm 3 buổi sáng liền) .
– Máu: tốc độlắng máu tăng, bạch cầu có thểtăng, hồng cầu bình thường hoặc giảm. 

– Chức năng hô hấp: CV giảm, VEMS giảm, nếu chỉsốTiffeneau dưới 50% thì không có chỉ định phẫu thuật.
5. CHẨN ĐOÁN
5.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
5.2. Chẩn đoán sớm
Nếu ởnam giới 45 tuổi trởlên, nghiện thuốc lá, có ho khan và khạc đờm kéo dài, thì cứ4 tháng 1 lần cho chiếu hoặc chụp phổi, và lấy dịch phếquản, đờm để xét nghiệm tếbào.
Do vậy vấn đềtuyên truyền giáo dục sức khỏe tại cộng đồng là rất quan trọng.
5.3. Chẩn đoán phân biệt
Vì ung thưphếquản phổi có biểu hiện lâm sàng mơhồ, kéo dài và đa dạng, nên hay nhầm với:
Lao phổi
Viêm thuỳphổi
Áp xe phổi giai đoạn đầu
Tràn dịch màng phổi do lao
Nhồi máu phổi.
Cho nên cần khám bệnh toàn diện, theo dõi diễn biến của bệnh nhân tránh nhầm lẫn.
5.4. Chẩn đoán giai đoạn ung thư
* Áp dụng cho ung thưphổi tiên phát (T- Tumor) chia 4 giai đoạn:
TX: ung thưkín đáo không có triệu chứng lâm sàng và Xquang, ung thưchỉ ở niêm mạc chưa lan xuống màng đáy, chỉcó thểphát hiện được bằng cách xét nghiệm tếbào trong dịch rửa phếquản.
T1: khối u có đường kính nhỏhơn 3cm, không làm tắc phếquản.
T2: khối u có đường kính lớn hơn 3cm, đã có tràn dịch màng phổi.
T3: khối u to và lan gần đến màng phổi, thành ngực, cơhoành, trung thất, đã có tràn dịch màng phổi.
* Người ta cũng quy định hạch lymphô tại chỗ(N- node)
NO: không có hạch rốn phổi và trung thất.
N1: có hạch rốn phổi.
N2: hạch trung thất, có chèn ép thành phần trung thất, thần kinh, thực quản, khí
quản.
* Di căn (M- Métastase) :

MO: không có di căn.
M1: di căn não, gan, xương
Kết hợp khối u, hạch, di căn xếp 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn tiềm tàng: TX, NO, MO
2. Giai đoạn I: Tl. , NO, MO hoặc
Tl, Nl, MO hoặc
T2, NO, MO
3. Giai đoạn II: T2, Nl, MO
4. Giai đoạn III: T3, với N hoặc M bất kỳ, hoặc
N2 với T hoặc M bất kỳ, hoặc
M1 với T hoặc N bất kỳ
Chỉ định phẫu thuật ởgiai đoạn I và II.
6. ĐIỀU TRỊ
Nhằm hai mục đích:
– Hạn chếkhối u phát triển.
– Điều trịtriệu chứng và biến chứng.
6.1. Hạn chếkhối u phát triển
– Phẫu thuật: nếu ung thư ởgiai đoạn I và II.
Nếu ung thưthứphát (ung thư ởtạng khác di căn đến) thì không có chỉ định phẫu thuật.
– Tia xạ: dùng Cobalt 60
– Hóa trịliệu:
Dùng thuốc huỷhoại Nucleoprotein như: Dcgranol, Endoxan, Myleran. Thuốc chống phân bào: Aminopterine, Methotrexate, 6 MP. Kháng sinh chống ung thư: Actinomycin-D, Bleomycine.
– Miễn dịch trịliệu: Dùng BCG. Có thểphối hợp các biện pháp điều trị.
6.2. Điều trịtriệu chứng và biến chứng
– Chống nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh phối hợp.
– Giảm ho: các dẫn xuất từthuốc phiện.
– Chống đau: các thuốc giảm đau và an thần.
– Chống khó thở: chọc hút dịch màng phổi, thuốc giãn phếquản, corticoid…
7. PHÒNG BỆNH
– Phát hiện bệnh sớm, chú ý các đối tượng có nguy cơung thưphếquản cao nhưnam giới trên 45 tuổi, nghiện thuốc lá lâu năm, làm việc ởmôi trường ô nhiễm… bằng cách:Chụp phổi hàng loạt. Tìm tếbào ung thưtrong đờm. 

– Tuyên truyền rộng rãi chống hút thuốc lá, bảo vệmôi trường sống.

” Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh “

Trích: Bệnh học nội khoa, giáo trình Đại học y khoa Thái Nguyên