Top 7 loại thực phẩm gây hại sức khoẻ cho bé bố mẹ nên cần biết

Không phải mọi sản phẩm được bày bán cho trẻ đều tốt cho sức khỏe chúng. Dưới đây là danh sách 7 loại thực phẩm gây hại cho trẻ có thể bố mẹ vẫn cho con thường xuyên sử dụng.

Trẻ nhỏ có rất nhiều loại thực phẩm để lựa chọn, và các bậc phụ huynh đôi lúc cho phép trẻ lựa chọn những loại thực phẩm không lành mạnh thay vì nghiêm khắc với trẻ về vấn đề ăn uống. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm tưởng chừng tốt cho sức khỏe của trẻ ngược lại có thể gây hại cho trẻ. Thực trạng này có thể dẫn đến chứng bệnh béo phì ở trẻ và sự phát triển thiếu lành mạnh.

Dưới đây là 7 loại thực phẩm gây hại mà trẻ nhỏ không nên ăn thường xuyên, hoặc thậm chí cha mẹ không bao giờ nên cho phép trẻ ăn.

1. Ngũ cốc cho bữa sáng

Ưu điểm duy nhất của ngũ cốc cho bữa sáng là lượng hạt nhất định chứa trong ngũ cốc đó. Về nhược điểm, ngũ cốc có thể chứa nhiều đường hoặc chất tạo vị ngọt không tốt cho trẻ. Nhiều loại ngũ cốc thậm chí còn có chỉ số đường huyết GI (glycemix index – chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường) cao – một loại chỉ số mà một bữa sáng lý tưởng không bao giờ nên có.

Nếu muốn, các bậc phụ huynh hãy lựa chọn cho trẻ những loại ngũ cốc nguyên hạt không chứa chất tạo ngọt.

2. Mì ăn liền

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Mì ăn liền được làm chủ yếu từ bột mì tinh luyện, không chứa bất kỳ vitamin thiết yếu và khoáng chất nào, do đó không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là thực phẩm cung cấp có năng lượng thôi.

Năng lượng chủ yếu trong mì tôm là chất béo và tinh bột. Vì thế, bé ăn nhiều thực phẩm này không chỉ đối mặt với nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có thể bị béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ, mì ăn liền thậm chí còn không thể cung cấp đủ lượng chất xơ thiết yếu do thường được chế biến từ bột mì tinh luyện.

3. Thịt chế biến sẵn

Food tray with delicious salami pieces of sliced ham sausage tomatoes salad and vegetable – Meat platter with selection – Cutting sausage and cured meat

Dăm bông, lạp xưởng và xúc xích sấy khô là món ăn yêu thích của nhiều người; tuy nhiên không nhiều người hiểu hết tác hại của chúng. Thịt chế biến sẵn chứa nhiều nitrate và muối sodium, không tốt cho sức khỏe con người nếu sử dụng hàng ngày. Thậm chí một nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Trường Sức khỏe Công cộng Harvard thực hiện đã chỉ ra rằng thịt chễ biến sẵn làm gia tăng nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh ung thư máu lên tới 74%. Vì vậy, các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ sử dụng thịt tươi trong các bữa ăn hàng ngày.

4. Kẹo dẻo trái cây

Loại kẹo nổi tiếng có nguồn gốc từ Mỹ này được làm từ nước trái cây. Tuy nhiên, nhà sản xuất sử dụng rất nhiều đường trong quá trình sản xuất kẹo trái cây, do đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, kẹo dẻo trái cây cũng chứa nhiều phẩm màu để thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Thậm chí nếu được gắn mác “hữu cơ”, kẹo dẻo trái cây không bao giờ tốt bằng trái cây tươi.

Nếu các bậc phụ huynh muốn sử dụng kẹo dẻo trái cây làm đồ ăn vặt cho trẻ, hãy thay thế bằng trái cây tươi. Còn nếu sử dụng chúng để bổ sung vitamin, các bậc phụ huynh cũng không nên cho trẻ ăn nhiều.

5. Đồ ăn đóng hộp

Đồ ăn đóng hộp là một lựa chọn tuyệt vời của nhiều gia đình bởi tính tiện lợi của chúng. Tuy nhiên, đồ ăn đóng hộp tuyệt đối không nên sử dụng cho trẻ nhỏ để phòng tránh tác hại của chất bảo quản đối với sức khỏe của trẻ. Trên thực tế, hạn sử dụng của đồ ăn đóng hộp thường là hơn 12 tháng và các kỹ thuật chế biến mới không cần đến chất bảo quản để duy trì độ tươi ngon của thức ăn nhưng loại chất độc hại này vẫn xuất hiện trong nhiều loại đồ ăn đóng hộp.

Các bậc phụ huynh nên luôn cho trẻ ăn thức ăn tươi sống. Nếu phải sử dụng nguyên liệu đóng hộp, hãy tránh những món đồ chứa chất bảo quản, mà muối là một trong số đó.

6. Thịt gà viên chiên

Thịt gà viên chiên là đồ ăn yêu thích của nhiều người, trong đó có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thứ đồ ăn nhanh này không tốt cho sức khỏe của trẻ. Đó là bởi thịt gà viên chiên được chiên ngập dầu và chứa một lượng lớn chất béo bão hòa và muối.

Thay vào đó, nếu trẻ yêu thích món thịt gà, các bậc phụ huynh có thể chuẩn bị cho trẻ một vài lát thịt ức nướng.

7. Đồ uống có đường

Một lon soda có dung tích trung bình chứa khoảng 35g đường, trong khi lượng đường thường dùng cho một tách trà chỉ từ 8-10g. Ngoài việc cung cấp cho trẻ lượng calo dư thừa, nước soda cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ em gái. Mặc dù các công ty sản xuất nước soda đã đồng ý cắt giảm lượng đường trong sản phẩm của họ, nhưng nước soda không bao giờ có thể tốt hơn nước lọc.

Thậm chí nước trái cây đóng hộp cũng chứa hàm lượng đường cao. Khi đó, các bậc phụ huynh hãy dùng nước trái cây tươi để thay thế.

Xem thêm : Top 3 thuốc bổ cho bé được bác sĩ khuyên dùng