Có thể bạn chưa biết, nhưng vị trí mọc mụn đang phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng ta đó. Sau đây, cùng tìm hiểu các vị trí mọc mụn nói lên điều gì về sức khỏe của bạn nhé.
Sơ đồ gương mặt dựa trên Y học cổ truyền Ấn Độ và Y học Trung Hoa cổ nói rằng vị trí mọc mụn có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của vấn đề sức khỏe, vì vậy cần phòng ngừa và trị mụn một cách hợp lý. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm điều trị mụn nhưng để loại bỏ mụn an toàn và hiệu quả không phải là việc một sớm một chiều. Theo Face mapping, vị trí mọc mụn có thể giúp nhận biết vấn đề sức khỏe trong cơ thể.
Mụn trên mũi và trán
Nguyên nhân mọc mụn tại khu vực này thường do stress gây ra. Bác sĩ Joshua Zeichner, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về bệnh da liễu và mỹ phẩm, tại phòng khám da liễu, Bệnh viện Mt. Sinai ở thành phố New York (Mỹ) cho biết, phản ứng chống lại stress hay gặp nhất là nổi một loạt mụn ở vùng chữ T trên mặt. Khi căng thẳng, cơ thể giải phóng adrenaline – chất có thể làm tăng việc sản xuất dầu và tăng khả năng mọc mụn, theo báo VnExpress.
Ngoài ra, mụn trên mũi có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng gan và mụn ở trán thể hiện tiêu hóa kém do chất độc và thiếu nước. Khi stress tấn công hay trong thời điểm con người biết chắc mình sẽ phải đối mặt với một tuần làm việc, học tập căng thẳng, hãy áp dụng sản phẩm ngăn ngừa và trị mụn cho vùng này hay toàn bộ gương mặt.
Mụn mọc ở má
Nguyên nhân mọc mụn ở mà thường do điện thoại hay tay bẩn. Bất cứ thứ gì chạm vào mặt một lúc lâu cũng có thể truyền các chất bẩn gây tắc lỗ chân lông hay vi khuẩn tới da. Ngoài ra, nếu mụn mọc ở phần má trên có liên quan đến phổi. Mụn ở má trên có thể là do việc phổi hít phải không khí ô nhiễm, trong khi đó, mụn mọc ở má dưới thể hiện việc vệ sinh răng miệng kém.
Cách ngăn ngừa đó chính là làm sạch điện thoại với khăn kháng khuẩn hàng ngày và sử dụng một thiết bị không dùng tay nếu có thể (tai nghe, thiết bị bluetooth chẳng hạn). Luôn nhớ là không nên đưa tay lên mặt.
Mụn mọc quanh miệng, mắt
Chế độ ăn là một trong những nguyên nhân chính của những mụn này. Thức ăn có tính axit (có chanh hay giấm) có thể gây kích ứng da và viêm, trong khi dầu mỡ thừa từ thực phẩm chiên rán có thể làm bít lỗ chân lông. Khi đó, hệ quả là mụn có thể mọc quanh môi. Vì vậy, nên sử dụng khăn lau mặt sạch để lau hết những chất kích thích vô hình quanh miệng sau khi ăn.
Ngoài ra, vùng da quanh mắt thể hiện tình trạng sức khỏe của thận. Quầng thâm mắt có thể là dấu hiệu cho thấy thận hư hoặc cơ thể thiếu nước. Việc bổ sung nước cho cơ thể là điều cần thiết, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hạn chế mọc mụn.
Mụn mọc ở tai, cằm
Mụn ở tai cũng là biểu hiện sức khỏe của thận vị thiếu nước. Vì vậy, cần uống nước đủ và suốt cả ngày, tránh ăn quá nhiều.
Mụn ở cằm liên quan đến sức khỏe của ruột non vì vậy cần thay đổi chế độ ăn. Tránh xa các sản phẩm từ sữa và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tập cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau để tiêu hóa tốt hơn và chữa các vấn đề về da có liên quan, theo báo Người Lao Động.
Mách bạn:
Kem trị mụn Thorakao – đã 12 năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao và rất nhiều các giải thưởng quốc tế khác. Sản phẩm tập trung chủ yếu cho xuất khẩu và chỉ dành 20% cho thị trường nội địa mà đặc biệt ở khu vực Tp.HCM, nay Thorakao đã có mặt tại thị trường Hải Phòng. Nếu bạn chưa nghe tới Thorakao thì hãy tìm hiểu thông tin về chất lượng của Thorakao trước khi quyết định chi hàng triệu đồng cho mỹ phẩm nhập ngoại trong khi hàng Việt có chất lượng tương xứng. Bạn có thể mua kem trị mụn Thorakao tại các của hàng mỹ phẩm của hãng Thorakao nhé.
Xem chi tiết kem trị mụn Thorakao tại: http://tchdkh.org.vn/kem-tri-mun-thorakao-mua-o-dau-18508.html
Chúc bạn thành công!
Nguồn: vietq.vn