Viêm cầu thận

KHÁI QUÁT CHUNG:

Viêm cầu thận là bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm của các tiểu cầu thận và mạch máu nhỏ trong thận. Bệnh có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với hội chứng thận hư. Như ta đã biết thận bao gồm hàng nghìn những đường niệu mạch máu nhỏ. Mỗi một cái như vậy được gọi là một tiểu cầu mạch. Mỗi tiểu cầu này lại nối với một ống gọi là tiểu quản. Mỗi một tiểu cầu nối với tiểu quản sẽ là một ống sinh niệu. Trong mỗi một quả thận có khoảng 1000 ống sinh niệu như vậy. Tiểu cầu thận làm nhiệm vụ lọc máu, mỗi ngày máu đưa tới thận 150 đến 250 lít. Bình thường màng của cầu thận chỉ cho nước và các chất có phân tử lớn thoát khỏi mạch máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, protein, đường, mỡ… được giữ lại. Sau đó các chất độc hại và nước dư thừa sẽ đi qua tiểu quản và thành nước tiểu. Khi một người bị bệnh về tiểu cầu thận, nghĩa là những tiểu cầu của bệnh nhân không còn hoạt động tốt nữa. Các chất thải độc hại sẽ tích tụ làm cơ thể bị ứ nước; hậu quả là mặt, chân, tay của bệnh nhân sẽ bị sưng phồng. Tế bào cầu thận bong ra và không có khả năng giữ lại các chất như protein, mỡ, bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu. Đây là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán là viêm cầu thận.

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa

DẤU HIỆU VIÊM CẦU THẬN

Triệu chứng Viêm cầu thận phụ thuộc vào từng thể bệnh và sự tiến triển cấp hay mạn tính. Các triệu chứng chung có thể bao gồm: nước tiểu sẫm màu, có bọt (do dư thừa protein); tăng huyết áp; phù; mí mắt sưng; mệt mỏi; đau nhức các khớp; thiếu máu; đi tiểu ít hơn bình thường, đau ê ẩm ở vùng thắt lưng đặc biệt là khi ngồi lâu.

PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN:

– Bệnh mỏng màng đáy cầu thận: Là bệnh di truyền gen trội với biểu hiện lâm sàng là tình trạng đái máu đại thể dai dẳng. Tổn thương được xác định bằng sinh thiết thận và soi trên kính hiển vi điện tử thấy màng đáy cầu thận mỏng hơn bình thường.
– Bệnh cầu thận tiến triển chậm: Viêm cầu thận tổn thương tối thiểu: loại bệnh này chiếm tới 80% hội chứng thận hư ở trẻ em và 20% ở người lớn. Điều may mắn là thể bệnh này đáp ứng điều trị tương đối tốt. Hơn 90% trẻ em khỏi bệnh sau 3 tháng điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh ở người lớn là 80%.
– Xơ cứng cầu thận từng ổ, từng đoạn (viêm cầu thận ổ): có thể nguyên phát hay thứ phát trong các bệnh lý như viêm thận ngược dòng (do nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu), hội chứng Alport (viêm cầu thận, tổn thương thính giác, thị giác), lạm dụng heroin, HIV. Biểu hiện của bệnh như một hội chứng thận hư với suy thận ở nhiều mức độ, tình trạng xơ cứng chỉ xảy ra ở một số vị trí nhất định. Tổn thương tiến triển chậm dẫn đến suy thận và đáp ứng kém với điều trị corticoid.
– Viêm cầu thận màng: Là thể bệnh hay gặp ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng là sự kết hợp triệu chứng của cả viêm cầu thận và hội chứng thận hư. Thường vô căn nhưng cũng có thể kết hợp với một số bệnh như viêm gan, sốt rét, ung thư phổi và ruột. 1/3 số bệnh nhân tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối. Điều trị corticoid cũng được sử dụng như một nỗ lực để hạn chế sự tiến triển của bệnh.
– Một số bệnh lý khác gây tổn thương thận: Tăng huyết áp, bệnh thận do tiểu đường. Bệnh tiến triển thường chậm và phụ thuộc vào việc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy việc xét nghiệm nước tiểu để phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng.
– Bệnh thận IgA: Đây là nguyên nhân gây viêm cầu thận hàng đầu ở người lớn, nam mắc nhiều hơn nữ. Đặc thù của bệnh này là sự xuất hiện thường xuyên hồng cầu trong nước tiểu. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 24 – 48 giờ sau một nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Tổn thương trực tiếp cầu thận do sự lắng đọng IgA trên màng đáy. Tiên lượng bệnh rất khác nhau, khoảng 20% bệnh nhân sẽ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.
– Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn: Có thể xảy ra với nhiều loại nhiễm khuẩn, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là sau nhiễm liên cầu nhóm D, đặc biệt là Streptoccocus pyogenes. Bệnh xuất hiện sau các nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da khoảng 10 – 14 ngày. Chẩn đoán dựa vào việc khai thác tiền sử nhiễm liên cầu trước đó. Các test huyết thanh chẩn đoán liên cầu rất hữu ích để cung cấp thêm bằng chứng. Sinh thiết thận hiếm khi được đặt ra. Được điều trị đúng cách, bệnh thường tiến triển tốt và khỏi bệnh trong 2 – 4 tuần.
– Viêm cầu thận tăng sinh màng/viêm cầu thận tăng sinh gian mạch: Bệnh có thể tiên phát hoặc thứ phát sau lupus ban đỏ, viêm gan virut. Người ta nhận thấy các tiểu cầu thận có hiện tượng tăng sinh tế bào bất thường cả ở màng đáy, mao mạch và khoảng gian mạch. Biểu hiện bằng tình trạng thận hư, viêm thận và tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối là điều không tránh khỏi.
– Viêm cầu thận tiến triển nhanh: Thể bệnh này có tiên lượng xấu. Bệnh tiến triển nhanh chóng đến suy thận giai đoạn cuối trong vòng vài tuần. Corticoid có thể được sử dụng nhưng hiệu quả không thực sự rõ ràng. Bao gồm các nguyên nhân sau: Viêm cầu thận tế bào hình liềm (tổn thương cầu thận kết hợp với viêm thận kẽ. Bệnh xuất hiện sau viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Chụp Immunofluorescen cho thấy hình ảnh những tế bào hình liềm xuất hiện cả ở tiểu cầu và khoảng gian mạch. Hội chứng goodpasture (một loại bệnh tự miễn dịch). Người ta phát hiện kháng thể kháng màng đáy ở thận và phổi. Vì thế biểu hiện lâm sàng của bệnh ngoài triệu chứng của viêm cầu thận còn có triệu chứng của tổn thương phổi như ho ra máu; Các bệnh lý tổn thương mạch máu (điển hình là viêm nhiều động mạch (polyartritis) và U hạt Wegener. Chẩn đoán dựa vào sự xuất hiện kháng thể kháng tế bào chất của bạch cầu trong máu).
– Viêm cầu thận mãn là một hội chứng bao gồm: Tiểu ra máu và tiểu ra chất đạm kéo dài.Chức năng của thận bị suy giảm từ từ. Nguyên nhân của suy thận mãn có thể do bị mắc bệnh viêm cầu thận cấp lúc 8 tuổi và tiến triển dần đến viêm cầu thận mãn. Thông thường viêm cầu thận mãn tiến triển âm thầm, bệnh nhân có thể được phát hiện tình cờ qua khám sức khoẻ định kỳ hoặc do một bệnh khác, thử nước tiểu thấy có đạm, có máu, đo huyết áp thấy tăng. Nặng hơn bệnh nhân có thể nhập viện vì hội chứng suy thận mãn như: tăng huyết áp, phù, thiếu máu, đo lượng uré trong máu thấy cao. Ngoài ra viêm cầu thận mãn thường xảy ra sau một đợt cấp của bệnh nhân đã có viêm cầu thận mãn.

ĐIỀU TRỊ:

– Kiểm soát huyết áp ổn định tốt, làm giảm lượng đạm trong nước tiểu, làm việc nhẹ.
– Tránh bị nhiễm trùng như giữ vệ sinh sạch sẽ, mang khẩu trang khi ra đường, giữ ấm khi trời lạnh…
– Tránh dùng các thuốc độc cho thận như kháng sinh họ Aminoglycosides (như Gentamycine, Steptomycine…), kháng viêm không phải corticoid (như Iboprofen, Diclofenac…).
– Nếu đã dẫn đến suy thận giai đoạn cuối thì phải chạy thận nhân tạo, ghép thận.

PHƯƠNG PHÁP HAY ĐIỀU TRỊ VIÊM CẦU THẬN

Xin giới thiệu với bạn đọc bài thuốc Đông y Gia truyền đã đem lại cuộc sống mới cho rất nhiều bệnh nhân. Bài thuốc là sự tổng hợp nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên của núi rừng Việt Nam có tác dụng: trị viêm loét, diệt nấm, diệt các vi sinh vật gây hại cho thận, phục hồi và tăng cường chức năng thận, tăng sức đề kháng và lọc các độc tố trong cơ thể. Các vị thảo dược bao gồm:
– Tơ hồng xanh: có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, hơi có độc(trị nấm, vi khuẩn có hại trong thận…); có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu, hoạt huyết. Dây tơ hồng xanh phơi khô, sao, nấu nước uống hoặc pha với trà uống mỗi ngày có tác dụng làm bổ thận, tráng dương, thận dương suy, đau lưng mỏi gối, làm cho trong người nhẹ nhàng, mát mẻ, ngủ ngon.
– Đinh lăng: Qua nghiên cứu và thử nghiệm, Viện Y học quân sự đã tìm được từ cây những tính chất của Nhân sâm. Rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ngủ ngon, tăng khả năng lao động, lên cân và chống độc.
– Dứa dại: Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí… Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa… Rễ: Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương
– Huyết dụ: còn có tên là Phật dụ, Thiết thụ (trung dược). Có vị nhạt, tính mát, vừa làm mát máu, cầm máu, vừa làm tan máu ứ và giảm đau. Nó thường được dùng để chữa các trường hợp bị thương và phong thấp gây đau nhức.
– Phi lao: Tính vị, tác dụng: Vỏ thân có tác dụng phát hãn (làm toát mồ hôi) và lợi niệu. Cành non có tác dụng bình suyễn và lợi niệu. Rễ lại có tác dụng làm ngừng toát mồ hôi (chỉ hãn). Lá có tác dụng kháng sinh.
– Vị thuốc gia truyền: (đây là vị thuốc của gia đình nên xin phép không nêu tên thuốc). Vị thuốc này có tác dụng bổ thận, phục hồi chức năng của thận rất tốt. Bên cạnh đó với chức năng giải độc cao và nhanh chóng chữa lành tổn thương ở thận. Điều hòa cơ thể, mát gan, giúp người bệnh có sức khỏe tốt, đẩy lùi được bệnh tật.
Bằng sự kết hợp của 6 vị thuốc quý trong tự nhiên bài thuốc đã điều trị tận gốc của bệnh. Đối với bệnh viêm cầu thận Tây y điều trị chỉ có tác dụng duy trì trạng thái của bệnh. Bài thuốc có ưu điểm hơn Tây y ở chỗ điều trị và khỏi dứt điểm bệnh.