Y Học Cổ Truyền Trị Bệnh Vảy Nến Như Thế Nào-Phần 2.

Phòng Khám Tâm Đức rất vui khi được gặp lại các bạn trong phần 2 của bài viết “y học cổ truyền với bệnh vảy nến“. Trong phần 1 chúng tôi đã gửi tới các bạn về nguyên nhân chính của bệnh vảy nến, hôm nay chúng tôi xin đưa ra các dạng bệnh và thuốc Đông Y giúp chữa trị các dạng bệnh đó.

Bệnh vảy nến huyết nhiệt phong thấp (thời kỳ tiến triển)

Biểu hiện: Mặt da nổi lên sẩn đỏ hoặc tím, có thể nhỏ như đinh ghim, có thể tụ lại thành từng đám, mảng; bề mặt da tăng sinh nhiều tầng, trắng như sáp nến, ngứa nhiều, sau khi bong đi để lại lớp da đỏ và có điểm xuất huyết nhỏ, chất lưỡi thường đỏ, rêu lưỡi hơi vàng; mạch huyền sác.
Pháp chữa: lương huyết giải độc – sơ phong thanh nhiệt.
Phương thuốc:
Dược liệu: Cúc hoa 12g, Thương nhĩ tử 12g, Khổ sâm 12g, Kim ngân hoa 16g, Xích thược 12g, Thổ phục linh 20g, Đan bì 8g, Sinh địa 16g, Cam thảo 8g.

Bệnh vảy nến huyết hư phong táo

Triệu chứng: Các tổn thương thành đám, mảng, sẩn cộm, thường có màu hồng đỏ hoặc tím nhợt, có thể có sắc hồng xám thâm. Thời kỳ này, ngứa giảm, hầu như không ngứa; tổn thương da thu nhỏ hơn, có chỗ tự tiêu đi hoàn toàn (biến mất đột ngột hoặc từ từ), chỉ còn lại mặt da trắng bạc phẳng; ăn uống, đại tiểu tiện và mọi sinh hoạt trong thời kỳ này hầu như bình thường; rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi hồng nhợt; mạch đới huyền hoặc huyền mà tế.
Pháp điều trị: dưỡng huyết khu phong.
Bài thuốc thường dùng:
Dược liệu: Đương qui 12g, Thủ ô đỏ 16, Đan bì 12g, Sinh địa 16g, Thuyền thoái 8g, Bạch tật lệ 12g, Phòng phong 12g, Ô tiêu xà 16g.

hoa-cuc-dai-giup-tri-benh-vay-nen-chuthapdo

Thuốc bôi ngoài thường dùng chung cho cả hai thể trên

Dạng cao ngưu bì tiên:
Dược liệu: Hùng hoàng, lưu hoàng, long não, khô phàn, minh phàn; tất cả đều hai phân, thêm hồng phàn 1 phân. Tất cả tán bột, chấm hoặc bôi lên trên chỗ tổn thương (thuốc rất độc không được bôi lên gần môi, miệng, mũi, mắt…).
Đại phong tử nhân:
Dược liệu: Ma nhân 16g, Mộc triết tử 12g, Thủy ngân 12g, Long não 12g. Tất cả nấu thành cao, bôi ngày 2 lần trong 2 ngày.
Bôi cao mềm thạch lựu bì:
Dược liệu: Long não 1g, a xít các – bô – nic 1ml , bột thạch lựu bì 15g, phàn thổ lâm 100g. Tất cả nấu thành cao lỏng (hoặc dùng bột thạch lựu bì 1 phân, dầu vừng 3 phần – luyện thuốc thành dạng hồ để bôi).

Châm cứu

Có thể dùng điện châm:
Các huyệt ở chi trên: khúc trì, nội quan, thần môn.
Các huyệt ở chi dưới: huyết hải, phi dương, tam âm giao.
Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 3 – 5 huyệt, 15 lần là 1 liệu trình.
Nhĩ châm: thường dùng các điểm như: thần môn, phế, nội tiết, giao cảm.
Tư liệu tham khảo về biện chứng theo thể bệnh:Theo tài liệu “ Trung y chẩn liệu học bệnh hiện đại nan trị “ của Vu Quân Ngọc (Bắc Kinh, 1993)

Bệnh vảy nến thể huyết nhiệt

Pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết – trừ phong chỉ tiên.
Phương thuốc thường dùng: Hợp phương “lương huyết địa hoàng thang” và “tê giác địa hoàng thang” gia giảm (Ngoại khoa đại thành).
Thuốc Lương huyết địa hoàng thang.
Dược liệuSinh địa, Đương qui, Địa du, Qui giác, Hoàng liên, Thiên hoa phấn, Cam thảo, Thăng ma, Xích thược, Chỉ xác, Hoàng cầm, Kinh giới,
Tê giác địa hoàng thang (Thiên kim yếu phương): Tê giác, Đan bì, và Xích thược.
Cũng có thể dùng kết hợp “thanh đại ẩm” hoặc “tả qui ẩm”. Nếu thể da đỏ có thì chọn dùng “thanh doanh thang”. Nếu có sốt cao, thần hôn loạn ngôn có thể cho thêm “an cung ngưu hoàng hoàn” hoặc “tử tuyết tán”.

sinh-dia-tri-benh-vay-nen-chuthapdo

Bệnh vảy nến thể huyết hư

Thường gặp vào thời kỳ thoái hư của bệnh, mãn tính kéo dài, tổn thương da thu gọn hoặc biến mất, ban đỏ và bong vẩy giảm nhẹ , ngứa không nhiều, tổn thương da khô táo, bệnh tình ổn định; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng; mạch huyền tế.
Phương pháp điều trị: Dưỡng huyết tư âm – trừ phong nhuận táo.
Phương thuốc thường dùng: “Đương qui ẩm tử” hoặc “dưỡng huyết nhuận phu ẩm” gia giảm.

Bệnh vảy nến thể huyết ứ

Thường gặp trong thời kỳ thoái lui của bệnh, tổn thương da thu nhỏ, không sẩn cộm, vẩy đỡ dày; sắc ban hồng xám hoặc sắc da chung quanh tổn thương hồng xám, lờ mờ có sắc tố da; chất lưỡi xám tía, có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng; mạch huyền tế hoặc sáp.
Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ -trừ phong chỉ tiên.
Phương thuốc thường dùng: “Đào hồng tứ vật thang” hoặc “huyết phụ trục ứ thang” gia giảm.

Bệnh vảy nến thể phong thấp tý trở

Thường gặp ở vẩy nến thể khớp, tổn thương da không nhiều ở thân thể mà tập trung vào các vùng khớp, các khớp sưng đau hạn chế vận động tứ chi, thậm chí biến dạng hoặc phát sốt, tâm phiền, ăn kém; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi nhờn trắng; mạch huyền hoạt mà sác.
Phương pháp điều trị: Khu phong trừ thấp – thông lạc giải độc.
Phương thuốc thường dùng: “Độc hoạt tang ký sinh thang” gia giảm.

Nhiệt độc tích thịnh:

Thường gặp ở thể mụn mủ, tổn thương tập trung nhiều ở tay, chân và đầu. Nếu nặng thì lan ra toàn thân. Trên nền da sẩn đỏ lồi lên mụn đầu nhọn, ngứa, đau và hóa mủ, sắc trắng vàng xen kẽ, mụn mọng nước hay tái phát; có khi phát sốt, miệng khát, thậm chí mê sảng (thần hôn loạn ngôn), đại tiên bí kết, tiểu tiện ngắn đỏ, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng; mạch hoạt sác hoặc huyền sác.
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt lương huyết giải độc.
Phương thuốc thường dùng: “Tê giác địa hoàng thang” hợp phương “ngũ vị tiêu độc ẩm” gia giảm. Ngoài ra phối hợp với châm đổi bên để điều trị. Trên lâm sàng căn cứ vào tình trạng cụ thể nặng hay nhẹ khác nhau của bệnh vảy nến và vị trí khác nhau để gia giảm huyệt vị.

Nguồn: http://phongkhamtamduc.com/benh-vay-nen-theo-y-ly-co-truyen-phan-2/