Làm thế nào để tìm những cách khử mùi hôi giày hiệu quả? mùi hôi chân tuy không phải là một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nhưng chúng ảnh hưởng tới những hình ảnh của bạn trong với mọi người trong việc giao tiếp làm bạn mất tự tin ngồi gần những khách hàng hay đồng nghiệp.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những thông tin về các nguyên nhân và cách khắc phục tối ưu trong việc khử mùi hôi chân đó.
1. Nguyên nhân khách quan dẫn đến mùi hôi chân
Dưới đây là một số nguyên nhân khách quan gây ra mùi hôi chân khó chịu, thường thì hôi chân tới từ những nguyên nhân này thường khó điều trị hơn là nguyên nhân xuất phát do chủ quan. Cụ thể là:
– Do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh: Đối với nguyên nhân khách quan chủ yếu nhất vẫn là do vấn đề tuyến mồ hôi hoạt động mạnh làm chân luôn trong tình trạng ẩm ướt không thông thoáng. Điều này là môi trường thuận lợi làm vi khuẩn, nám phát triển gây mùi hôi khó chịu.
– Do cơ địa loại da: Ở những người có làn da dầu thường tiết ra mồ hôi có chứa nhiều các loại chất béo là thức ăn của vi khuẩn vì thế nên dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công và hình thành nên mùi hôi khó chịu.
– Do yếu tố thần kinh: Ở những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, strees sẽ làm tiết tuyến mồ hôi dưới chân hoạt động mạnh dễ gây mùi hôi.
– Do bệnh gây ra: Ở một số người mắc phải chứng bệnh về tim mạch, tiểu đường dễ bị nhiễm trùng ở chân khiến mùi hôi ở chân xuất hiện vì khả năng lưu thông máu kém. Ngoài ra một số người mắc bệnh á sừng, vẩy nến cũng có thể làm tăng khả năng gây mùi hôi chân.
2. Nguyên nhân chủ quan gây mùi hôi chân
Một số thói quen không tốt có thể làm hình thành nên mùi hôi chân khó chịu mà mọi người nên biết như:
– Do vệ sinh kém: vấn đề về sinh bàn chân kém là một trong những yếu tố dễ gây mùi hôi chân. vệ sinh chân không tốt đồng nghĩa với việc tế bào chết sẽ bám sâu vào da đồng, khi bị biết kín là cơ hội thuật lợi gây nên mùi hôi khó chịu.
– Mang giày thường xuyên: Ở những người thường xuyên phải đi giày sẽ làm cho chân không được thông thoáng và mồ hôi tiết ra sẽ được giữ lại trong giày làm ổ phát triển của vi khuẩn gây mùi. Tình trạng này kéo dài chỉ làm mùi hôi nghiêm trọng hơn.
– Do dùng chung giày với người bệnh: Ở người mắc phải mùi hôi chân thường giày của họ chính là ổ vi khuẩn gây mùi phát triển và sinh sôi mạnh, vì thế nên khi dùng chung giày với họ cũng có nghĩa là nguy cơ bạn mắc nhiễm mùi hôi chân sẽ cao hơn.
3. Cách chọn giày dép, đế lót giày khi bị hôi chân
– Chọn giày dép thoáng khí, chọn vớ bằng chất liệu cotton để giúp thấm mồ hôi tốt hơn.
– Khử mùi cho giày dép:
+ Dùng xăng hoặc cồn phun vào trong giày, cho tới khi giày không còn ngấm được nữa. Đem phơi khô, sẽ không làm cho chân bị hôi nữa.
+ Dùng rượu phun hai lần vào trong đôi giày đã bị hôi, lập tức mùi hôi bay mất.
+ Lấy một ít phèn chua hoặc vôi bột bọc vào miếng vải, trước khi đi ngủ nhét vào trong giày. Sáng hôm sau tự khắc mùi hôi sẽ bay hết.
+ Giã nhỏ băng phiến rắc vào trong giày, giày sẽ hết bị hôi.
+ Buổi tối lấy một ít giấy vụn cho vào giày sẽ khử được mùi hôi.
– Khi đã mắc bệnh hôi chân, cần khám để xác định có phải nấm không rồi mới dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Nếu có thuốc chống hôi chân, thuốc chống nấm. Cần rắc hay xịt vào bàn chân, kẽ các ngón chân, vào bít tất và giày.
– Nếu bị nấm ăn các kẽ chân, phải khám và điều trị triệt để. Vệ sinh giày, tất sau khi giặt cần là kỹ hoặc luộc trước khi giặt.
– Xử lý vệ sinh và xịt thuốc vào giày mỗi ngày.
Từ những các nguyên nhân ảnh hưởng đến mùi hôi chân và những cách khử mùi hôi giày giúp bạn khử mùi hôi trên chân khó chịu ấy. Chúc các bạn thành công!