Lá phơi hay sấy khô của cây Lức (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả Lá lức:
Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình trứng ngược, hầu như không cuống, dài 3 – 4 cm, rộng 1-2 cm, mép có răng cưa, phiến lá dày, láng ở mặt trên, mặt dưới xanh nhạt hơn mặt trên, vò có mùi thơm.
Vi phẫu:
Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài. Bó libe-gỗ có cấu tạo gồm gỗ ở trên, libe ở giữa, đám mô cứng ở dưới và bao quanh bó libe-gỗ. Lớp mô mềm giậu có ở dưới biểu bì của mặt trên và mặt dưới lá.
Bột:
Bột có xanh lục đậm, mùi thơm, vị chua hơi mặn. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì mang lỗ khí. Lông che chở đa bào 1 dãy gồm 3 – 5 tế bào cong queo. Mảnh mạch vạch, mạch điểm.
Độ ẩm:
Không quá 13% (Phụ luc 9.6).
Tạp chất (Phụ lục 12.11)
Thân còn sót lại: Không quá 2%.
Tạp chất khác: Không quá 1%.
Chất chiết được trong dược liệu:
Không ít hơn 3,5% tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.
Bảo quản
Để nơi khô, tránh mốc
Tính vị, quy kinh:
Khổ, vị hàn. Vào các kinh can, đởm
Công năng, chủ trị lá lức:
Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 8 – 20 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác
Kiêng kỵ:
Hư hoả không nên dùng