Bệnh hen suyễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là tình trạng đường hô hấp bị viêm mãn tính.

Nếu người bệnh bị kích động, lo lắng, hồi hộp, căng thẳng,… đều có thể khiến bệnh tình trở nặng, có trường hợp dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Vậy, bệnh hen suyễn là gì? Hãy khám phá qua bài viết này nhé!

Bệnh hen suyễn là gì?

  • Bệnh hen suyễn là tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp do bị phù nề, tăng tiết đờm rãi, niêm mạc phế quản và co thắt cơ trơn phế quản, đặc biệt xảy ra khi gặp các tác nhân kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp gây triệu chứng khó thở, ho, nặng ngực, hoặc thở khò khè.
Bệnh hen suyễn gây tử vong cao nếu không chữa trị sớm

Bệnh hen suyễn gây tử vong cao nếu không chữa trị sớm

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì?

  • Không khí bị ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc, bụi mịn,…;
  • Các chất gây dị ứng đường hô hấp như nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng và bụi;
  • Bị kích ứng từ các loại nước hoa, dung dịch vệ sinh;
  • Các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, cảm cúm và viêm xoang;
  • Bị tác động bởi các cảm xúc như căng thẳng, lo lắng, buồn, cười;
  • Thời tiết thay đổi, chẳng hạn như nhiệt độ hoặc độ ẩm;
  • Bi bệnh trào ngược dạ dày thực quản;
  • Dị ứng một số thuốc hoặc dị ứng với chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfites, thường gặp ở tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh và chanh đóng chai.
Ô nhiễm không khí gây ra tình trạng hen suyễn trầm trọng

Ô nhiễm không khí gây ra tình trạng hen suyễn trầm trọng

Triệu chứng của bệnh hen suyễn thường gặp

Một số triệu chứng phổ biến nhất đối với những người bị bệnh hen suyễn thường gặp:

  • Thở khò khè: Khi thở thường nghe tiếng rít hoặc âm thanh khò khè. Đây được coi là dấu hiệu thường gặp ở bệnh hen suyễn. Thở khò khè là do trong quá trình hô hấp, không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề, thường gặp khi hít thở trong không khí lạnh.
  • Khó thở: Đường thở bị thu hẹp, khiến cho người bị bệnh hen suyễn cảm thấy khó thở.
  • Hơi thở nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh hoạt động nhiều như đi bộ, leo cầu thang, vác vật nặng,…
  • Ho, đặc biệt là hay ho vào ban đêm: Ho là tình trạng phổ biến và hết sức bình thường, tuy nhiên nếu tình trạng ho kéo dài, các cơn ho xuất hiện phổ biến vào ban đêm do đường thở bị thu hẹp thì người bệnh cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
  • Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực trước ngực: Người đau có cảm giác ngực bị thắt lại, hoặc cảm giác giống như có vật nặng đè lên ngực khiến cho việc hô hấp khó khăn.
  • Mặt nhợt nhạt, mồ hôi: Người bệnh thường có các dấu hiệu trên mặt như da mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, người mệt mỏi là do cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng oxy.
Thở khò khè và đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn

Thở khò khè và đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn

Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn hiệu quả tại nhà

Để phòng ngừa bệnh hen suyễn và giữ cho phổi được khỏe mạnh hơn bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hen suyễn như: mạt nhà, cây trồng, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc, hoá chất độc hại hoặc một số thức ăn dị ứng với đường hô hấp;
  • Sử dụng khẩu trang bảo vệ đường hô hấp tốt nhất;
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao ở nơi có không khí trong lành, giúp phổi được khỏe mạnh hơn;
  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi vì không khí lạnh rất dễ gây ra các cơn hen suyễn;
  • Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và cách chất kích thích có hại cho phổi;
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho phổi như: củ dền, cà chua, ớt chuông, táo, bí ngô, bắp cải tím, hàu, sữa chua,…;
Bổ sung các loại thuốc bổ phổi giúp phổi khoẻ mạnh, ngăn ngừa tình trạng hen suyễn

Bổ sung các loại thuốc bổ phổi giúp phổi khoẻ mạnh, ngăn ngừa tình trạng hen suyễn

Ngoài ra, để phổi được khỏe mạnh và ngăn ngừa cách bệnh lý cho phổi, bạn nên bổ sung kèm các dưỡng chất cần thiết cho phổi mà trong thức ăn hằng ngày thường không có đủ.

Trong đó, các loại thuốc bổ phổi luôn được các dược sĩ lâu năm khuyên dùng. Vì thông thường, trong thành phần thuốc bổ phổi có chứa nhiều vi chất cần thiết cho phổi tăng cường các hoạt động chức năng của mình, hỗ trợ làm sạch phổi, ngăn ngừa các bệnh hen suyễn, giảm ho, giảm khó thở và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tham khảo: Thuốc bổ phổi nào tốt

Tóm lại, người bị bệnh hen suyễn thường xuyên lưu ý khi có các dấu hiệu xuất hiện bất thường nhằm phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Đồng thời, người bệnh nên tăng cường các hoạt động thể chất, giữ cho lối sống khoa học và lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp phổi và cơ thể luôn được khỏe mạnh nhất.

Chúc cho bạn luôn đạt được một sức khoẻ mỹ mãn nhất!

Nguồn: nhathuocviet.vn

Xem thêm:

Bài thuốc hoạt huyết, bình hen suyễn từ cây ngũ gia bì