Bệnh sùi mào gà được biết đến là loại bệnh xã hội nguy hiểm, có tốc độ lây lan vô cùng nhanh. Mặc dù, sùi mào gà là căn bệnh lành tính, không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này xuất hiện luôn gây ra những nổi ám ảnh và khiếp sợ cho người bệnh.
Vậy bệnh sùi mào gà là gì, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh, các triệu chứng và cách điều trị của bệnh ra sao, mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh do vi rút HPV gây ra. Loại virut này xâm nhập và gây bệnh ở niêm mạc da người mà không gây bệnh ở các cơ quan, bộ phận nào khác.
Đa số các tuýp virus sùi mào gà không gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, trừ một số tuýp thuộc nhóm HPV 11, 16, 18…trong đó phổ biến nhất ở nước ta là tuýp HPV 16, 18 có khả năng gây nên biến chứng ung thư ở nam và nữ.
Bệnh sùi mào gà có tốc độ lây lan nhanh và có thể lây nhiễm và gây ra bệnh ở mọi đối tượng khác nhau.
Nguyên nhân gây sùi mào gà
Sùi mào gà xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ quan có, khách quan có. Dưới đây là những tổng hợp của chúng tôi về các nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh sùi mào gà:
- Do quan hệ tình dục không an toàn
- Do thói quen sinh hoạt: dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, bồn cầu với người bệnh.
- Lây lan qua đường truyền máu
- Di truyền từ mẹ sang con
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà
Thời gian ấp ủ của bệnh thường nằm trong khoảng 3 tuần đến 9 tháng. Và sau khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện triệu chứng lâm sàn.
Biểu hiện ban đầu của bệnh sùi mào gà là những vết sùi nhỏ mềm và nhô cao lên màu hồng tươi, đường kính khoảng 1, 2 mm, có chân hoặc có cuống; hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng, hầu như ít ngứa, không đau và dễ gây chảy máu.
Về sau, chúng có thể phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể lên đến vài cm, có thể liên kết với nhau tạo lên mảng rộng trông giống như mồng gà hoặc hoa súp lơ màu hồng tươi. Bề mặt mềm, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Ở nam giới, bệnh sùi mào gà thường biểu hiện ở dương vật, bao quy đầu, dây chằng quy đầu, hậu môn…
Ở nữ giới, sùi mào gà thường gây đau nhứt, ngứa rát, ra máu và tiết dịch vùng âm đạo.
Cách điều trị bệnh sùi mào gà
Mặc dù biết rằng sùi mào gà không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên gây ảnh hưởng không hề nhỏ đối với sức khỏe của người bệnh. Và do vậy, biết cách điều tị bệnh sùi mào gà là một giải pháp tuyệt vời nhằm mang lại những giá trị đích thực cho cuộc sống.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có phương thuốc nào chữa trị bệnh triệt để. Và gần như, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ sống chung với căn bệnh này suốt đời.
Các phương pháp điều trị hiện này là dùng các kháng sinh dạng nước hoặc bôi, uống ở giai đoạn nhẹ. Giai đoạn nặng hơn thì dùng phương pháp đốt điện cao tần, phẫu thuật cắt bỏ…
Tuy nhiên, virut gây sùi mào gà là một trong những virut cứng đầu và do vậy, người bệnh sẽ rất khó để điều trị dứt điểm bệnh. Và nguy cơ sống chung với bệnh suốt đời là điều khó tránh khỏi.
Vậy làm cách nào để phòng bệnh sùi mào gà?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đó là câu nói của ông cha ta và đối với bệnh sùi mào gà cũng vậy. Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn cần lưu ý một số nội dung sau:
- Vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục
- Quan hệ an toàn, chung thủy một vợ, một chồng
- Có cuộc sống lành mạnh
- Thường xuyên khám sức khỏe định kì
- Nếu đã mắc bệnh thì nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm.
Mong rằng, với những thông tin về bệnh sùi mào gà mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết này sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như cách phòng ngừa bệnh!
Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt!
Xem thêm:
Bệnh thủy đậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khoa học nhất