Bệnh thủy đậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khoa học nhất

Bệnh thủy đậu là bệnh ngoài da, do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Theo nhiều nguyên cứu, căn bệnh này rất dễ lây truyền và hiện nay thủy đậu được xếp vào nhóm bệnh ngoài da nguy hiểm nhất.

Để hiểu thêm về căn bệnh này cũng như cách chữa trị và phòng bệnh ra sao, mời bạn cùng tham khảo thêm thông tin trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Nói đến nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu, các chuyên gia Y tế đã liệt kê ra một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus varicella-zoster gây ra.
  • Bệnh thủy đậu có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường là ở trẻ từ 5-9 tuổi.
  • Thủy đậu bị nặng nhất xảy ra ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
  • Bệnh xảy ra nhiều nhất ở mùa đông xuân.

  • Bệnh lây lan qua việc tiếp xúc với chất dịch của người bệnh qua da, quần áo, hay lây lan bệnh qua việc tiếp xúc với nước bọt của người bệnh qua đường không khí khi giao tiếp nói chuyện với người bệnh thủy đậu.

Triệu chứng nhận biết bệnh thủy đậu

Biểu hiện dễ nhận biết nhất đó chính là phát ban và nổi bọng nước. Ban đầu khi mới phát ban chỉ là chấm đỏ về sau hình thành bọng nước, vở ra thành vết lỡ. Nếu không chăm sóc đúng cách rất dễ để lại sẹo.

Khi mới khởi phát, người bệnh thường có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ. Tuy nhiên, cũng ở một số trường hợp, nhất là trẻ em có những triệu chứng ban đầu không báo trước.

Bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 5-10 ngày. Trong thời gian mắc thủy đậu, người bệnh cần được cách ly với gió, nước lạnh.

Cách điều trị benehn thủy đậu khoa học nhất

Theo như nhiều tài liệu, căn bệnh này thường lây qua đường hô hấp. Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên của cha mẹ khi phát hiện con trẻ bị thủy đậu là cần cách ly trẻ tại nhà cho đến khi khỏi hẳn.

Bổ sung vitamin cho trẻ từ viên uống vitamin C hoặc các loại hoa quả có chứa vitamin C như nước cam, chanh.

Không dùng chung khăn tắm, giường, chăn với người bệnh vì rất dễ khiến vi khuẩn gây bệnh gia tăng.

Nên tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm thay vì dùng nước lạnh.

Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc và chữa trị thủy đậu, chị em cần lưu ý rằng tránh làm vỡ các nốt thủy dậu. Vì điều này rất dễ dẫn đến việc hình thành sẹo gây mất thẩm mĩ làn da.

Cách phòng bệnh thủy đậu

Mặc dù bệnh thủy đậu có tốc độ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện nay đã có biện pháp phòng ngừa bệnh thông qua việc chủ động dùng vacxin phòng bệnh.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm phòng. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

Trên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa bệnh. Mong rằng, với những thông tin trong bài viết, chúng ta sẽ có cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tốt hơn!

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi!

Xem thêm:

Bệnh quai bị ở nam giới: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh cao huyết áp là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp

Bệnh ung thư phổi có chữa được không?