Suy nghĩ quá nhiều có phải là bệnh hay không mà tại sao rất nhiều người từng ít nhất 1 lần trải qua vấn đề này? Mỗi chúng ta đều có những suy nghĩ riêng về: cuộc sống, chuyện tình cảm, người thân, bạn bè, … Và nếu là bệnh, thì bệnh suy nghĩ quá nhiều có gây rối loạn thần kinh hay không?
Muốn biết nghĩ quá nhiều có phải là bệnh hay không, hãy theo dõi 15 dấu hiệu sau:
1. Bất kỳ cơn đau nào của cơ thể cũng có thể là nguồn gốc của một căn bệnh nan y hết thuốc chữa nào đó. Hơi đau bụng một chút là bạn bắt đầu sợ hãi, chắc ung thư rồi. Google thêm một số nguồn thông tin, trời ơi triệu chứng ung thư này sao giống mình đang bị quá, mình bị ung thư rồi sao???
2. Không bao giờ xoá dù chỉ một tin nhắn nào, đặc biệt là tin nhắn của người quan trọng. Một đêm nào đó không ngủ được, chắc chắn bạn sẽ lôi cả lô cả lốc ra đọc lại, rồi sẽ đi moi móc xem từng câu hứa hẹn người ta đã nói với mình lúc nào để đem ra chất vấn. Bạn xem trọng từng kỉ niệm nhưng bạn cũng thù dai hết thuốc chữa!
3. Thỉnh thoảng, hoặc luôn luôn, bạn đọc đi đọc lại tin nhắn hàng ngàn lần và tìm hiểu xem liệu có ẩn ý gì sâu xa đặc biệt hơn nằm trong đó không. “Anh ấy viết là yêu mình và không thể sống thiếu mình, vậy mà bây giờ không có mình ở đó anh ấy vẫn cười nói được, ăn uống ngon lành được! Thật không thể chấp nhận!!”
4. Lúc nào cũng phải mất cả mớ thời gian trước khi bạn thật sự ngủ được. Đầu óc bạn lúc nào cũng xoay quanh số phận hẩm hiu của bản thân hoặc sự tồn vong của nhân loại trước lúc đi ngủ. Làm cách nào mà người ta có thể ngủ trước 1 giờ sáng?? Không thể hiểu được.
5. Bạn nghĩ rằng mọi status Facebook của người ta đều gián tiếp ám chỉ đến bạn. Bạn sẽ như thế này: “Anh ấy đăng cái status mới kia đúng 2 tiếng 34 phút sau khi nhắn tin với mình. Câu đó chắc chắn là đang ám chỉ mình rồi. Còn ai khác ngoài mình nữa! Rõ ràng nó đang ám chỉ mình mà”. Sau đó, bạn nhấn nút like, chứng tỏ “Em đã đọc và hiểu được anh đang viết về em”.
6. Nếu tình huống hay vấn đề nào đó chưa đủ rối rắm, bạn sẽ tự dặm mắm thêm muối cho nó rối tinh lên. Một chuyện buồn là sẽ kéo theo một ngàn chuyện buồn khác. Một lỗi nhỏ của người yêu sẽ được tặng kèm thêm tất cả lỗi lầm cũ, gộp vô cho nó thành một bộ phim bi kịch luôn.
7. Bạn chưa bao giờ cảm thấy chắc chắn 100% điều gì trong đời cả. Bất kì cái gì cũng mông lung, đáng sợ và bấp bênh!
8. Bạn luôn nghĩ khi người yêu đòi chia tay có nghĩa đằng sau đó là cả một tấn bi kịch khủng khiếp bạn chưa được biết tới, chứ không bao giờ đơn giản chỉ là hết yêu được.
9. Bạn cho rằng mọi thứ đều là điềm báo, một dấu hiệu cho một định mệnh lớn lao nào đó. Ánh mắt của bạn và một anh chàng xa lạ vô tình chạm vào nhau, vậy là bạn cảm thấy có một luồng sét nẹt lửa đánh trúng, và bạn sẽ trở thành nữ chính ngôn tình từ giây phút đó!
10. Bạn rất ít khi nào dám đăng ảnh chế độ public vì sợ người khác sẽ thay nhau vào soi mói tìm ra điểm xấu. Còn nếu đăng status gì đó bạn nghĩ là hay ho lên mà sau 30 phút không được ít nhất 10 cái like bạn sẽ xoá nó ngay lập tức và cầu mong sao chưa nhiều người đọc được nó.
11. Bạn phân tích mọi lời bài hát ai đó gửi cho bạn. Có lẽ họ đã bí mật chọn một bài hát nào đó nói hộ nỗi lòng rồi mới lấy hết can đảm gửi cho bạn nghe. Vâng, phải tìm đọc lời rồi áp dụng vô mối quan hệ hai đứa mà đánh giá mới được. Có khi là một lời tỏ tình không chừng…
12. Bạn nắm rõ lượt followers trên instagram của mình và khi con số này giảm đi, bạn sẽ hoảng loạn. Ai mới vừa unfollow mình vậy trời? Mà tại sao lại unfollow? Ảnh mình vừa mới post không được đẹp hay là mình đã không còn đáng ngó tới??
13. Lên kế hoạch trong đầu mọi chuyện chi tiết nhất có thể. Không thể xảy ra sai sót. Các tình huống bất ngờ thường rất nghiệt ngã. Bạn không thích sự bất ngờ. Bạn muốn mọi thứ phải trơn tru!
14. Và bạn cũng rất thường xuyên nghĩ quá nhiều về chuyện mình có phải là một người hay nghĩ nhiều hay không.
15. Rồi cuối cùng, bạn sẽ dành thời gian để nghĩ xem làm thế nào để mình thôi nghĩ và sống một cuộc đời đơn giản như bao người.
Bệnh suy nghĩ quá nhiều có gây rối loạn thần kinh hay không?
Nói cho cùng, suy nghĩ quá nhiều cũng là một hội chứng tâm lý nhất thời mà thôi. Tuy nhiên, nếu không biết cách điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những diễn biến tệ hại và xấu nhất là dẫn đễn rối loạn thần kinh. Vì thế, nếu như bạn mắc phải hội chứng suy nghĩ quá nhiều, hãy áp dụng theo những cách dưới đây để khắc phục nhé!
Chú ý khi trong đầu cảm thấy bế tắc
Suy nghĩ có thể trở thành thói quen nếu bạn không nhận ra mình đang làm như vậy. Bắt đầu chú ý đến cách suy nghĩ để có thể giúp bạn nhận thức được vấn đề.
Khi suy nghĩ lại về một vấn đề nhiều lần, hoặc quá lo lắng về những điều không thể kiểm soát, hãy thừa nhận rằng điều này không hiệu quả. Suy nghĩ chỉ hữu ích khi nó đẫn đến hành động tích cực.
Tập trung vào việc giải quyết vấn đề
Nghĩ quá nhiều về một vấn đề sẽ không hữu ích, nhưng hãy nghĩ để tìm ra cách giải quyết. Nếu đó là điều bạn có thể kiểm soát được, hãy cân nhắc cách ngăn chặn vấn đề, hoặc thử thách bản thân để tìm ra 5 giải pháp tiềm năng.
Nếu đó là điều bạn không thể kiểm soát được, ví dụ như thiên tai. Hãy nghĩ đến những kế hoạch có thể sử dụng để đối phó. Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát, như thái độ và sự nỗ lực chẳng hạn.
Kiểm soát suy nghĩ
Rất dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, trước khi kết luận việc báo ốm sẽ khiến bạn bị sa thải, hoặc quên deadline sẽ biến bạn trở thành vô gia cư, hãy thừa nhận những suy nghĩ của bạn là quá tiêu cực.
Nhớ rằng cảm xúc sẽ cản trở khả năng xem xét tình huống theo hướng khách quan.
Lên lịch cho thời gian dành để suy nghĩ
Lo lắng về một vấn đề trong khoảng thời gian dài có thể không hiệu quả, nhưng trong thời gian ngắn có thể hữu ích. Nghĩ về cách bạn có thể làm những điều khác biệt hoặc nhận ra những sai lầm tiềm ẩn đối với kế hoạch có thể giúp bạn làm việc tốt hơn trong tương lai.
Kết hợp 20 phút “thời gian suy nghĩ” vào lịch làm việc hàng ngày của bạn. Trong thời gian đó, hãy để bản thân lo lắng, ngẫm nghĩ bất kì điều gì bạn muốn.
Khi hết giờ, hãy chuyển sang việc khác. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ quá nhiều thứ ngoài thời gian đã định, chỉ cần nhắc nhở mình rằng bạn cần đợi đến “thời gian suy nghĩ” để giải quyết những gì trong tâm trí.
(Click vào hình ảnh dưới đây để hiểu rõ cách khắc phục bệnh suy nghĩ nhiều, các bạn nhé!)
Học kỹ năng chánh niệm (Mindfulness)
Không nên suy nghĩ quá nhiều về ngày hôm qua hoặc lo lắng cho ngày mai khi bạn đang sống trong hiện tại. Chánh niệm sẽ giúp bạn trở nên tập trung hơn vào thời điểm hiện tại.
Giống như những kỹ năng khác, chánh niệm cũng cần luyện tập, theo thời gian sẽ giúp giảm đi việc suy nghĩ quá mức. Có sẵn các khóa học, ứng dụng, sách, video để giúp bạn học kĩ năng chánh niệm.
Thay đổi suy nghĩ
Nhắc nhở bản thân ngừng suy nghĩ về những điều đem đến kết quả ngược lại với mong đợi. Bạn càng cố gắng ngăn không cho một ý nghĩ xâm nhập vào não của mình thì nó càng có nhiều khả năng để xâm nhập.
Thay đổi suy nghĩ trong não bằng cách thay đổi hoạt động của bạn. Tập thể dục, tham gia vào cuộc trò chuyện với các chủ đề hoàn toàn khác. Hoặc làm một dự án khác giúp bạn sao nhãng vấn đề đó. Làm những việc khác sẽ giúp cản trở những suy nghĩ tiêu cực.
Hãy học cách suy nghĩ tích cực lên, các bạn nhé!
Chúc bạn thành công!